Một viên phụ tá hàng đầu của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon đã tới miền tây Miến Điện, nơi các lực lượng an ninh vừa vãn hồi trật tự sau nhiều ngày bạo động giữa những người theo Phật Giáo với những người Hồi Giáo.
Các giới chức Liên Hiệp Quốc cho đài VOA biết rằng ông Vijay Nambiar, đặc sứ hàng đầu về Miến Điện của tổ chức thế giới này hôm nay đã tới bang Rakhine ở miền tây, nơi mà theo các giới chức chính phủ, có hơn 20 người đã bị giết hại.
Tổng thống Thein Sein đã ban bố tình trạng khẩn cấp và phái binh sĩ tới rakhine, nơi xảy ra những vụ gây rối và đốt phá làm hư hại nhiều trăm ngôi nhà.
Bạo động bùng ra hôm 3 tháng 6, khi một đám đông những người Phật Giáo ở thủ phủ Sittwe phục kích một chiếc xe khách và giết chết 10 hành khách người Rohinga theo đạo Hồi. Họ tưởng lầm những người này là thủ phạm của vụ hãm hiếp và giết chết một phụ nữ theo đạo Phật.
Các nhân vật tranh đấu cho biết tình hình hôm nay yean tĩnh nhờ có sự hiện diện của binh lính và lệnh giới nghiêm từ chiều tối cho tới tảng sáng đang được áp dụng tại nhiều nơi trong khu vực.
Tuy nhiên, theo ông Christ Lewa của Dự Án Arakan - một tổ chức phi chính phủ chuyên theo dõi tình hình ở miền tây Miến Điện, nhiều người đang lo ngại là các lực lượng an ninh Miến Điện có thể đang thực hiện những vụ bắt người bừa bãi, đặc biệt là ở thị trấn biên giới Maungdaw.
Ông Lewa cho biết: "Tại Maungdaw, tình hình đã yên tĩnh đôi chút hồi tối hôm qua nhờ sự hiện diện của quân đội. Nhưng vẫn còn một số vụ việc xảy ra ngày hôm nay tại những địa điểm khác nhau của khu vực này, đặc biệt là xung quanh thành phố. Tuy nhiên chúng tôi thấy có nhiều người bị bắt và những người bị bắt không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra cho họ hoặc họ bị bắt vì lý do gì."
Quân đội Miến Điện lâu nay vẫn bị tố cáo về việc chà đạp nhân quyền của những người thuộc các sắc dân thiểu số. Và có nhiều nguồn tin nói rằng cảnh sát chống bạo động trong vùng này thiên vị người Rakhine đa số và kỳ thị người Rohinga thiểu số.
Bà Lewa cho biết trong ngắn hạn, sự hiện diện của quân đội dường như đã làm cho bạo động giảm đi. Nhưng bà cũng nói rằng để đạt được mục tiêu hòa giải dân tộc, chính phủ Miến Điện cần phải hủy bỏ những luật lệ không cho phép người Rohinga theo đạo Hồi được nhập quốc tịch.
Vụ rối loạn này nêu bật những mối căng thẳng lâu năm giữa người Phật giáo thuộc khối đa số và những người Rohinga theo đạo Hồi. Hiện có khoảng 800.000 người Ronhinga sinh sống ở Miến Điện, nhưng họ không được chính phủ xem là công dân Miến Điện, mà thay vào đó, họ bị xem là những người di dân bất hợp pháp từ nước láng giềng Bangladesh.
Tại Bangladesh, nơi đại đa số dân chúng là người theo đạo Hồi, các giới chức chính phủ cho biết lực lượng biên phòng của họ đã trả về Miến Điện hơn 500 người Rohinga chạy trốn những vụ giao tranh. Bộ Ngoại giao Bangladesh nói rằng để cho những người Rohinga này vào nước là một việc không phù hợp với quyền lợi của Bangladesh.
Tổng thống Miến Điện Thein Sein cảnh báo rằng bạo động có thể gây phương hại cho tiến trình cải cách. Ông nói rằng vụ rối loạn này phát sinh từ “sự căm ghét và thù oán vì lý do tôn giáo và sắc tộc” và có thể lan tới những vùng khác. Ông nói rằng nếu điều đó xảy ra thì nó sẽ gây tác động nghiêm trọng cho hòa bình, ổn định và tiến trình dân chủ hóa.
Các giới chức Liên Hiệp Quốc cho đài VOA biết rằng ông Vijay Nambiar, đặc sứ hàng đầu về Miến Điện của tổ chức thế giới này hôm nay đã tới bang Rakhine ở miền tây, nơi mà theo các giới chức chính phủ, có hơn 20 người đã bị giết hại.
Tổng thống Thein Sein đã ban bố tình trạng khẩn cấp và phái binh sĩ tới rakhine, nơi xảy ra những vụ gây rối và đốt phá làm hư hại nhiều trăm ngôi nhà.
Bạo động bùng ra hôm 3 tháng 6, khi một đám đông những người Phật Giáo ở thủ phủ Sittwe phục kích một chiếc xe khách và giết chết 10 hành khách người Rohinga theo đạo Hồi. Họ tưởng lầm những người này là thủ phạm của vụ hãm hiếp và giết chết một phụ nữ theo đạo Phật.
Các nhân vật tranh đấu cho biết tình hình hôm nay yean tĩnh nhờ có sự hiện diện của binh lính và lệnh giới nghiêm từ chiều tối cho tới tảng sáng đang được áp dụng tại nhiều nơi trong khu vực.
Tuy nhiên, theo ông Christ Lewa của Dự Án Arakan - một tổ chức phi chính phủ chuyên theo dõi tình hình ở miền tây Miến Điện, nhiều người đang lo ngại là các lực lượng an ninh Miến Điện có thể đang thực hiện những vụ bắt người bừa bãi, đặc biệt là ở thị trấn biên giới Maungdaw.
Ông Lewa cho biết: "Tại Maungdaw, tình hình đã yên tĩnh đôi chút hồi tối hôm qua nhờ sự hiện diện của quân đội. Nhưng vẫn còn một số vụ việc xảy ra ngày hôm nay tại những địa điểm khác nhau của khu vực này, đặc biệt là xung quanh thành phố. Tuy nhiên chúng tôi thấy có nhiều người bị bắt và những người bị bắt không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra cho họ hoặc họ bị bắt vì lý do gì."
Quân đội Miến Điện lâu nay vẫn bị tố cáo về việc chà đạp nhân quyền của những người thuộc các sắc dân thiểu số. Và có nhiều nguồn tin nói rằng cảnh sát chống bạo động trong vùng này thiên vị người Rakhine đa số và kỳ thị người Rohinga thiểu số.
Bà Lewa cho biết trong ngắn hạn, sự hiện diện của quân đội dường như đã làm cho bạo động giảm đi. Nhưng bà cũng nói rằng để đạt được mục tiêu hòa giải dân tộc, chính phủ Miến Điện cần phải hủy bỏ những luật lệ không cho phép người Rohinga theo đạo Hồi được nhập quốc tịch.
Vụ rối loạn này nêu bật những mối căng thẳng lâu năm giữa người Phật giáo thuộc khối đa số và những người Rohinga theo đạo Hồi. Hiện có khoảng 800.000 người Ronhinga sinh sống ở Miến Điện, nhưng họ không được chính phủ xem là công dân Miến Điện, mà thay vào đó, họ bị xem là những người di dân bất hợp pháp từ nước láng giềng Bangladesh.
Tại Bangladesh, nơi đại đa số dân chúng là người theo đạo Hồi, các giới chức chính phủ cho biết lực lượng biên phòng của họ đã trả về Miến Điện hơn 500 người Rohinga chạy trốn những vụ giao tranh. Bộ Ngoại giao Bangladesh nói rằng để cho những người Rohinga này vào nước là một việc không phù hợp với quyền lợi của Bangladesh.
Tổng thống Miến Điện Thein Sein cảnh báo rằng bạo động có thể gây phương hại cho tiến trình cải cách. Ông nói rằng vụ rối loạn này phát sinh từ “sự căm ghét và thù oán vì lý do tôn giáo và sắc tộc” và có thể lan tới những vùng khác. Ông nói rằng nếu điều đó xảy ra thì nó sẽ gây tác động nghiêm trọng cho hòa bình, ổn định và tiến trình dân chủ hóa.