Xác định năm ưu tiên chiến lược tại Đông Nam Á
Đông Nam Á là một đấu trường cạnh tranh của các cường quốc nhưng chưa được tôn trọng hay ghi nhận một cách thích đáng, theo bài phân tích đăng trên tờ The Diplomat ngày 15/1.
Tác giả bài báo, bà Mercy Kuo, viết rằng sự cạnh tranh Mỹ-Trung đã làm sâu rộng khuynh hướng này trong những năm gần đây khi các nước Đông Nam Á được yêu cầu phải ‘theo phe.’ Việc này xảy ra khi quyền lực của Mỹ sụt giảm trong vùng, cả về mặt ảnh hưởng giữa những đồng minh truyền thống của Mỹ như Thái Lan và Philippines cũng như trong lòng công chúng, bài phân tích chỉ ra. Cách nhìn Hoa Kỳ như là một đồng minh đáng tin cậy, một mẫu mực dân chủ và đối tác kinh doanh có giá trị đã thay đổi theo cách tệ hại hơn. Chuyển đổi chính trị chính yếu dưới thời chính quyền ông Trump đã tăng cường sức mạnh của những chế độ quyền lực tập trung, theo tác giả. Những chế độ này không quan tâm đến việc tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh cho đầu tư, cũng như không tăng cường cho không gian dân chủ trong các giao tiếp chính trị. Thay vào đó, có sự gia tăng phụ thuộc vào những luận điệu theo chủ nghĩa dân tộc gây chia rẽ và danh tính chính trị.
Trong bối cảnh này, các tập tục và ưu tiên của Mỹ cần thay đổi, tác giả khuyến nghị.
Bài bình luận viết rằng các nhà lãnh đạo cần phải xuất hiện trong các hội nghị khu vực, không chỉ để lộ diện mà còn để tái xác nhận là Hoa Kỳ quan trọng đối với Đông Nam Á, không phải xem thường Đông Nam Á mà công nhận là quyền lực của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á không còn bị xem nhẹ nữa. Hoa Kỳ cần giải quyết vấn đề thiếu hụt lòng tin trầm trọng.
Qua APEC và ASEAN, vẫn theo bài nhận định trên The Diplomat, Hoa Kỳ cần tái xác nhận là các nước Đông Nam Á không phải là mục tiêu của thương chiến, của nạn thao túng tiền tệ, mà là những đối tác. Hiếp đáp và đe dọa cần phải chấm dứt. Các kênh ngoại giao không nên bị bỏ qua một bên, trong lúc chính trị chuyển từ những dòng tin sai lạc trên Twitter sang những mạng lưới đáng tin cậy.
Tác giả cho rằng thách thức quan trọng trong vùng là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và không làm trầm trọng thêm bất bình đẳng. Cần có thêm những giao tiếp năng động hơn giữa doanh nghiệp Mỹ và các đối tác Đông Nam Á để xem lại cách thức chuyển đổi dịch vụ, chế tạo, và kinh tế kỹ thuật số cho một sự tăng trưởng bền vững và toàn diện.
Những lợi ích về an ninh, vẫn theo tác giả bài viết, cần phải vượt xa hơn sự chú trọng về tự do hàng hải và sự hiện diện của Trung Quốc tại Biển Đông để bao gồm biến đổi khí hậu và những quan ngại về an ninh của con người.
Bài phân tích viết rằng những quan ngại về nhân quyền cần được giải quyết một cách có ý nghĩa, như là việc giết hại tràn lan, mất tích không lý do, và làm ngơ trước luật pháp và không tôn trọng phẩm giá con người. Cần có những hoạt động hướng tới tái xác nhận những chuẩn mực đạo đức.
Giải thích về việc làm thế nào sự hợp tác và cạnh tranh Mỹ-Trung sẽ định hình những chiến lược của Đông Nam Á
Áp lực tiếp tục của Hoa Kỳ đối với các nước Đông Nam Á sẽ buộc các nước này phải lựa chọn- và họ sẽ chọn một sức mạnh toàn cầu mới và nước láng giềng trong vùng là Trung Quốc, bài nhận định nêu rõ. Việc Thái Lan và Philippines rời xa Hoa Kỳ là một ví dụ điển hình. Ngay cả những đối tác chiến lược thân cận của Mỹ là Singapore, Việt Nam và Indonesia cũng đang điều chỉnh lại chính sách giữa lúc Trung Quốc được xem là quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị trong vùng, tác giả nói.
So sánh đối chiếu các chiến lược của các ứng viên Cộng hòa và Dân chủ đối với Đông Nam Á
Nhân đôi zero vẫn là zero. Không có chiến lược rõ rệt của các ứng cử viên Tổng thống Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á, bài báo chỉ ra. Chính quyền Tổng thống Trump có một chính sách khung về vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhưng không có chính sách rõ rệt và hữu hiệu để thi hành, tác giả nhận định. Các ứng cử viên Dân chủ không quan tâm đáng kể đến chính sách ngoại giao. Nên chú trọng đến Trung Quốc và suy nghĩ lại chính sách về Trung Quốc, giữa lúc Đông Nam Á tiếp tục hiện diện trong sự tranh chấp này, bài phân tích trên The Diplomat nhấn mạnh. Một bước quan trọng là phân cách Đông Nam Á với chính sách hướng về Trung Quốc và lôi kéo các nước Đông Nam Á qua những tổ chức tái xác nhận cấu trúc và lợi ích của họ trong khu vực, nhất là ASEAN.
Chiến lược đối với Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam như thế nào trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay?
Có 3 vấn đề cần phải quan tâm, theo tác giả bài viết. Thứ nhất là sự đối đầu gia tăng với Trung Quốc trên toàn Đông Nam Á tạo ra bất ổn về chính trị và kinh tế. Kế đến là ảnh hưởng của cuộc bầu cử Mỹ cùng những luận điệu hiếu chiến tiêu cực lên kinh tế toàn cầu. Và thứ ba là áp lực gia tăng đối với các nước chọn Trung Quốc. Theo tác giả, các quốc gia Đông Nam Á chắc chắn xa rời Hoa Kỳ hơn nữa trong thời gian diễn ra bầu cử Mỹ và việc này sẽ giúp Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng.
Làm thế nào các ứng cử viên Tổng thống Mỹ soạn thông điệp chiến lược về chính sách châu Á của Mỹ nói chung và về Đông Nam Á nói riêng trong cuộc vận động tranh cử?
Theo tác giả bài bình luận trên The Diplomat, các ứng viên Tổng thống Mỹ nên bắt đầu bằng cách suy nghĩ lại chính sách của họ là gì và những ưu tiên nào. Trọng tâm phải là nhu cầu tôn trọng và ghi nhận Đông Nam Á và giao dịch mạnh mẽ với vùng này. Các mối quan hệ mạnh mẽ với Đông Nam Á, vẫn theo bài viết, tự nó có giá trị vì khu vực này rộng lớn hơn Châu Âu và có một số nền kinh tế-xã hội năng động nhất trên thế giới.
Tác giả bài viết, bà Mercy Kuo, là phó chủ tịch phụ trách mảng Các dịch vụ Chiến lược thuộc hãng Tư vấn Parmir. Bà là người thường xuyên trao đổi với các chuyên gia, những người thi hành chính sách, và các nhà nghiên cứu chiến lược trên toàn thế giới để ghi nhận những cái nhìn khác nhau của họ liên quan đến chính sách của Mỹ về Châu Á.
(BTV Mercy Kuo-The Diplomat)