ISLAMABAD —
Lãnh đạo cũ của Pakistan, ông Pervez Musharraf, phải ra trước tòa án hôm thứ Năm để đối mặt với cáo trạng phản quốc, nhưng thay vào đó đã phải đưa gấp tới một bệnh viện quân sự vì những phàn nàn về một cơn đau tim.
Vụ xét xử về tội phản quốc của cựu Tổng thống và cũng là Tư lệnh quân đội Pakistan, ông Pervez Musharraf, đã được hoãn tới thứ Hai tại một tòa án đặc biệt với hội thẩm đoàn ba thành viên, ở Islamabad.
Các công tố viên nói rằng sự hiện diện của ông là cần thiết cho một cuộc truy tố có thể xảy ra và một lệnh của tòa án buộc ông Musharraf phải xuất hiện trước tòa.
Nhưng nhà cựu độc tài quân sự 70 tuổi này đã lỡ hai phiên khai mạc nêu lên những lo ngại về an ninh trong đó có một vụ lo ngại về gài bom.
Luật sư biện hộ, ông Ahmad Raza Kasuri, nói rằng, một trường hợp y khoa khẩn cấp đã ngăn không cho ông Musharraf xuất hiện trước tòa vào ngày thứ Năm. Ông nói:
“Trong khi di chuyển tới tòa án ông Musharraf bị một căn bệnh bất ngờ và vì vậy thay vì đưa ông tới tòa án, phải khẩn cấp đưa ông tới một bệnh viện tim mạch của quân đội. Và giờ đây ông đã được nhập viện.”
Bệnh viện quân sự điều trị cho ông Musharraf tọa lạc tại thành phố Rawalpindi kế cận, nơi có trụ sở của quân đội đầy thế lực.
Ông Musharraf là tư lệnh quân đội năm 1999 khi ông nắm quyền trong một cuộc đảo chính, bằng cách lật đổ thủ tướng Nawaz Sharif, là người giờ đây đã trở lại chức vụ. Sau đó, ông đã tự tuyên bố là Tổng thống để cai trị đất nước và đã từ chức năm 2008 trước khi tự đi sống lưu vong.
Cáo trạng phản quốc nhắm vào ông Musharraf bắt nguồn từ ngày cuối cùng nắm quyền của ông năm 2007 khi ông áp đặt lệnh cai trị khẩn cấp đất nước và bãi chức hàng chục thẩm phán trong toan tính bám víu vào quyền lực.
Trong tiến trình pháp lý hôm thứ Năm, luật sư biện hộ Anwar Mansoor lại nêu lên nghi vấn về tiến trình pháp lý trước sau như một của tòa án.
Khi nói với đài VOA, ông Mansoor tố cáo chính phủ là cố ý không đếm xỉa tới một số những đòi hỏi của hiến pháp trong khi theo đuổi vụ án phản quốc, và bổ nhiệm các công tố viên. Ông nói:
“Tôi nghĩ rằng việc này có tính cách trả thù hơn là bất cứ chuyện gì khác. Quan điểm của tôi về vấn đề này là bởi vì ông Nawaz Sharif bị buồn phiền bởi ông Pervez Musharraf, và bởi vì ông Sharif bị yêu cầu ra nước ngoài sống lưu vong, vì thế giờ đây ông muốn cùng một hành động như vậy được lặp lại đối với Tướng Musharraf chứ ngoài ra không có gì khác.”
Ông Sharif và các bộ trưởng trong nội các của ông phủ nhận những cáo buộc về việc trả thù chính trị.
Tòa án Pakistan dưới chế độ Musharraf đã xét xử và kết án ông Sharif về tội phản quốc. Sau đó ông được ân xá và đi sống lưu vong tại Ả Rập Saudi dưới một thỏa thuận với nhà lãnh đạo quân đội là không trở về tham gia chính trị tại Pakistan.
Vụ xét xử về tội phản quốc của cựu Tổng thống và cũng là Tư lệnh quân đội Pakistan, ông Pervez Musharraf, đã được hoãn tới thứ Hai tại một tòa án đặc biệt với hội thẩm đoàn ba thành viên, ở Islamabad.
Các công tố viên nói rằng sự hiện diện của ông là cần thiết cho một cuộc truy tố có thể xảy ra và một lệnh của tòa án buộc ông Musharraf phải xuất hiện trước tòa.
Nhưng nhà cựu độc tài quân sự 70 tuổi này đã lỡ hai phiên khai mạc nêu lên những lo ngại về an ninh trong đó có một vụ lo ngại về gài bom.
Luật sư biện hộ, ông Ahmad Raza Kasuri, nói rằng, một trường hợp y khoa khẩn cấp đã ngăn không cho ông Musharraf xuất hiện trước tòa vào ngày thứ Năm. Ông nói:
“Trong khi di chuyển tới tòa án ông Musharraf bị một căn bệnh bất ngờ và vì vậy thay vì đưa ông tới tòa án, phải khẩn cấp đưa ông tới một bệnh viện tim mạch của quân đội. Và giờ đây ông đã được nhập viện.”
Bệnh viện quân sự điều trị cho ông Musharraf tọa lạc tại thành phố Rawalpindi kế cận, nơi có trụ sở của quân đội đầy thế lực.
Ông Musharraf là tư lệnh quân đội năm 1999 khi ông nắm quyền trong một cuộc đảo chính, bằng cách lật đổ thủ tướng Nawaz Sharif, là người giờ đây đã trở lại chức vụ. Sau đó, ông đã tự tuyên bố là Tổng thống để cai trị đất nước và đã từ chức năm 2008 trước khi tự đi sống lưu vong.
Cáo trạng phản quốc nhắm vào ông Musharraf bắt nguồn từ ngày cuối cùng nắm quyền của ông năm 2007 khi ông áp đặt lệnh cai trị khẩn cấp đất nước và bãi chức hàng chục thẩm phán trong toan tính bám víu vào quyền lực.
Trong tiến trình pháp lý hôm thứ Năm, luật sư biện hộ Anwar Mansoor lại nêu lên nghi vấn về tiến trình pháp lý trước sau như một của tòa án.
Khi nói với đài VOA, ông Mansoor tố cáo chính phủ là cố ý không đếm xỉa tới một số những đòi hỏi của hiến pháp trong khi theo đuổi vụ án phản quốc, và bổ nhiệm các công tố viên. Ông nói:
“Tôi nghĩ rằng việc này có tính cách trả thù hơn là bất cứ chuyện gì khác. Quan điểm của tôi về vấn đề này là bởi vì ông Nawaz Sharif bị buồn phiền bởi ông Pervez Musharraf, và bởi vì ông Sharif bị yêu cầu ra nước ngoài sống lưu vong, vì thế giờ đây ông muốn cùng một hành động như vậy được lặp lại đối với Tướng Musharraf chứ ngoài ra không có gì khác.”
Ông Sharif và các bộ trưởng trong nội các của ông phủ nhận những cáo buộc về việc trả thù chính trị.
Tòa án Pakistan dưới chế độ Musharraf đã xét xử và kết án ông Sharif về tội phản quốc. Sau đó ông được ân xá và đi sống lưu vong tại Ả Rập Saudi dưới một thỏa thuận với nhà lãnh đạo quân đội là không trở về tham gia chính trị tại Pakistan.