ISLAMABAD —
Ông Pervez Musharraf, nhà cựu độc tài quân sự của Pakistan, sắp sửa kết thúc thời gian bị quản thúc tại gia kéo dài hơn 6 tháng. Ông bị đặt vào tình trạng này không lâu sau khi trở về nước sau một thời gian tình nguyện sống lưu vong. Một tòa án ở Islamabad hôm thứ Tư hạ lệnh cho ông Musharraf được tại ngoại hầu tra trong một vụ án có liên quan tới vụ giết chết một giáo sĩ Hồi năm 2007. Cựu Tổng Thống của Pakistan trước đây đã được tại ngoại trong 3 vụ án khác chống lại ông. Thông tín viên Sharon Behn gửi về bài tường trình chi tiết sau đây từ Islamabad.
Cựu Tổng Thống Pakistan Pervez Musharraf đã nạp tiền để xin được tại ngoại hôm thứ Tư liên quan tới một chiến dịch quân sự do ông hạ lệnh tiến hành hồi năm 2007. Các luật sư của ông cho hay động t hái này sẽ chấm dứt thời gian ông bị quản chế tại gia trong hơn 6 tháng qua.
Ông Pervez Musharraf đã lâm vào tình trạng gặp rắc rối pháp lý trong một loạt vụ án chống lại ông khi ông trở về Pakistan sau một thời gian sống lưu vong để tham gia các cuộc tổng tuyển cử hồi tháng Tư. Mặc dù cáo trạng đối với ông vẫn được giữ nguyên, ông đã được tại ngoại hầu tra trong khi chờ đợi các vụ án này.
Một trong các luật sư của ông Musharraf, ông Liyas Siddiqi, nói rằng cựu tướng lãnh 70 tuổi này giờ là một người tự do, mặc dù mối đe dọa sẽ bị truy tố trong các vụ kiện tụng khác vẫn còn, và tên ông vẫn nằm trên danh sách cấm xuất cảnh.
“Sau khi nộp tiền bảo lãnh tại ngoại, ông không còn bị quản chế. Ông là một công dân tự do. Ông là một thường dân có thể đi lại tự do. Tình trạng bị quản thúc sẽ kết thúc hôm nay.”
Hôm thứ Tư, ông Pervez Musharraf nộp tiền tại ngoại trong vụ án có liên quan tới vụ giết chết một giáo sĩ cực đoan, xảy ra trong vụ đàn áp đẫm máu một ngôi đền Hồi giáo của thành phần cực đoan do các lực lượng an ninh thực hiện thời ông Pervez Musharraf còn nắm quyền. Khoảng 100 người đã thiệt mạng trong vụ phong tỏa này, trong đó có giáo sĩ Abdul Rashid Ghazi.
Trong một số các vụ án khác, ông Pervez Musharraf bị tố cáo là đã đóng một vai trò trong vụ ám sát bà Benazir Bhutto, nhà cựu lãnh đạo Pakistan, và có dính líu đến vụ giết ông Nawab Akbar Bugti, một nhà lãnh đạo địa phương, một vụ án khác liên quan tới việc ông Pervez Musharraf ra lệnh bắt giữ các vị thẩm phán của Pakistan hồi năm 2007.
Người phát ngôn của ông Musharraf, bà Aisa Ishaq, nói rằng cựu Tổng Thống Musharraf giờ đây có thể trở lại chính trường.
“Ông trở về Pakistan vì 2 lý do: Thứ nhất, để đương đầu với các vụ truy tố, tất cả đều là bịa đặt và mang động cơ chính trị, và những vụ án do những kẻ có ác ý mang ra chống lại ông, và lý do thứ nhì, là để tham gia tích cực vào chính trị. Giai đoạn thứ hai này sẽ khởi sự, cảm ơn Thượng Đế , có lẽ vào ngày mai, hoặc ngày mốt. ”
Ông Pervez Musharraf vẫn có thể bị truy tố trong thêm một vụ kiện tụng khác nữa, nếu chính phủ đương quyền của Thủ Tướng Nawaz Sharif quyết định truy tố ông về việc đã áp đặt lệnh thiết quân luật hồi năm 2007.
Sau khi từ nhiệm chức vụ Tổng Thống trong tình trạng bị thất sủng hồi năm 2008, ông Pervez Musharraf rời Pakistan và sống lưu vong trong 4 năm sau đó. Ông trở về nước hồi đầu năm nay, với ý định tham chính, nhưng ông bị loại và cho là không đủ điều kiện để tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử hồi tháng Tư năm nay, và bị cấm xuất cảnh.
Cựu Tổng Thống Pakistan Pervez Musharraf đã nạp tiền để xin được tại ngoại hôm thứ Tư liên quan tới một chiến dịch quân sự do ông hạ lệnh tiến hành hồi năm 2007. Các luật sư của ông cho hay động t hái này sẽ chấm dứt thời gian ông bị quản chế tại gia trong hơn 6 tháng qua.
Ông Pervez Musharraf đã lâm vào tình trạng gặp rắc rối pháp lý trong một loạt vụ án chống lại ông khi ông trở về Pakistan sau một thời gian sống lưu vong để tham gia các cuộc tổng tuyển cử hồi tháng Tư. Mặc dù cáo trạng đối với ông vẫn được giữ nguyên, ông đã được tại ngoại hầu tra trong khi chờ đợi các vụ án này.
Một trong các luật sư của ông Musharraf, ông Liyas Siddiqi, nói rằng cựu tướng lãnh 70 tuổi này giờ là một người tự do, mặc dù mối đe dọa sẽ bị truy tố trong các vụ kiện tụng khác vẫn còn, và tên ông vẫn nằm trên danh sách cấm xuất cảnh.
“Sau khi nộp tiền bảo lãnh tại ngoại, ông không còn bị quản chế. Ông là một công dân tự do. Ông là một thường dân có thể đi lại tự do. Tình trạng bị quản thúc sẽ kết thúc hôm nay.”
Hôm thứ Tư, ông Pervez Musharraf nộp tiền tại ngoại trong vụ án có liên quan tới vụ giết chết một giáo sĩ cực đoan, xảy ra trong vụ đàn áp đẫm máu một ngôi đền Hồi giáo của thành phần cực đoan do các lực lượng an ninh thực hiện thời ông Pervez Musharraf còn nắm quyền. Khoảng 100 người đã thiệt mạng trong vụ phong tỏa này, trong đó có giáo sĩ Abdul Rashid Ghazi.
Trong một số các vụ án khác, ông Pervez Musharraf bị tố cáo là đã đóng một vai trò trong vụ ám sát bà Benazir Bhutto, nhà cựu lãnh đạo Pakistan, và có dính líu đến vụ giết ông Nawab Akbar Bugti, một nhà lãnh đạo địa phương, một vụ án khác liên quan tới việc ông Pervez Musharraf ra lệnh bắt giữ các vị thẩm phán của Pakistan hồi năm 2007.
Người phát ngôn của ông Musharraf, bà Aisa Ishaq, nói rằng cựu Tổng Thống Musharraf giờ đây có thể trở lại chính trường.
“Ông trở về Pakistan vì 2 lý do: Thứ nhất, để đương đầu với các vụ truy tố, tất cả đều là bịa đặt và mang động cơ chính trị, và những vụ án do những kẻ có ác ý mang ra chống lại ông, và lý do thứ nhì, là để tham gia tích cực vào chính trị. Giai đoạn thứ hai này sẽ khởi sự, cảm ơn Thượng Đế , có lẽ vào ngày mai, hoặc ngày mốt. ”
Ông Pervez Musharraf vẫn có thể bị truy tố trong thêm một vụ kiện tụng khác nữa, nếu chính phủ đương quyền của Thủ Tướng Nawaz Sharif quyết định truy tố ông về việc đã áp đặt lệnh thiết quân luật hồi năm 2007.
Sau khi từ nhiệm chức vụ Tổng Thống trong tình trạng bị thất sủng hồi năm 2008, ông Pervez Musharraf rời Pakistan và sống lưu vong trong 4 năm sau đó. Ông trở về nước hồi đầu năm nay, với ý định tham chính, nhưng ông bị loại và cho là không đủ điều kiện để tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử hồi tháng Tư năm nay, và bị cấm xuất cảnh.