Nhân dân Ai Cập sẽ được nghe phán quyết trong vụ xử cựu Tổng thống Hosni Mubarak vào ngày thứ Bảy, khi ông phải đối diện với những cáo trạng tham nhũng và can dự vào những cái chết của hằng trăm người biểu tình chống chính phủ, buộc ông phải từ bỏ quyền lực.
Giới chức kiểm sát chính trong vụ này đòi phạt tử hình cho ông Mubarak về tội giết người, trong lúc ông này vẫn tuyên bố mình vô tội.
Các đồng bị cáo của ông Mubarak gồm hai người con trai ông, một cựu bộ trưởng Nội vụ và một số giới chức cảnh sát cao cấp.
Vụ xử cựu Tổng thống Ai Cập bắt đầu hồi tháng 8 năm ngoái. Các lần xuất hiện trước tòa của ông đều gây sôi nổi, ông phải nằm trên một cái cáng ở bên trong chiếc cũi sắt.
Tin tức về vụ xử ông Mubarak bị lu mờ vì có bầu cử tổng thống mới.
Sau vòng bỏ phiếu đầu tiên hồi tháng 5, nhân dân Ai Cập sẽ trở lại bỏ phiếu vào các ngày 16 và 17 tháng 6 để chọn giữa hai ứng cử viên chiếm được nhiều phiếu nhất: ông Mohammed Morsi thuộc đảng Huynh Đệ Hồi Giáo và ông Ahmed Shafiq, một người của chính phủ cũ.
Kết quả cuộc bầu cử vòng nhì sẽ được loan báo vào ngày 21 tháng 6.
Giới chức kiểm sát chính trong vụ này đòi phạt tử hình cho ông Mubarak về tội giết người, trong lúc ông này vẫn tuyên bố mình vô tội.
Các đồng bị cáo của ông Mubarak gồm hai người con trai ông, một cựu bộ trưởng Nội vụ và một số giới chức cảnh sát cao cấp.
Vụ xử cựu Tổng thống Ai Cập bắt đầu hồi tháng 8 năm ngoái. Các lần xuất hiện trước tòa của ông đều gây sôi nổi, ông phải nằm trên một cái cáng ở bên trong chiếc cũi sắt.
Tin tức về vụ xử ông Mubarak bị lu mờ vì có bầu cử tổng thống mới.
Sau vòng bỏ phiếu đầu tiên hồi tháng 5, nhân dân Ai Cập sẽ trở lại bỏ phiếu vào các ngày 16 và 17 tháng 6 để chọn giữa hai ứng cử viên chiếm được nhiều phiếu nhất: ông Mohammed Morsi thuộc đảng Huynh Đệ Hồi Giáo và ông Ahmed Shafiq, một người của chính phủ cũ.
Kết quả cuộc bầu cử vòng nhì sẽ được loan báo vào ngày 21 tháng 6.