BANGKOK —
Tổ chức Y tế Thế giới và các cơ quan khác của Liên hiệp quốc cho biết một trong những thách thức của cuộc chiến chống sốt rét hiện nay là ngày càng có nhiều bằng chứng về loại ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc ở Đông Nam Á. Theo tường thuật của thông tín viên Ron Corben của đài VOA tại Bangkok, các giới chức y tế đang họp ở Australia trong tuần này để bàn về việc tiến hành một chiến dịch cấp khu vực để chống sốt rét.
Một tổ chức hợp tác toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới lãnh đạo cho biết mặc dù đã có được tiến bộ trong việc giảm thiểu tỉ lệ tử vong của bệnh sốt rét trong thập niên qua, nhưng bệnh này tiếp tục là một vấn đề y tế toàn cầu, gây tử vong cho hơn 650.000 người mỗi năm, hầu hết là ở Phi Châu.
Tại Á Châu, các nước bị ảnh hưởng nặng nhất gồm có Ấn Độ, Indonesia, Pakistan và Miến Điện. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết ở trong năm 2010 bệnh sốt rét gây bệnh co 30 triệu người và giết chết 42.000 người trên khắp khu vực.
Giờ đây, ngày càng có nhiều bằng chứng về một loại ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc ở Đông Nam Á và điều này làm cho nhiều người e rằng dòng bệnh mới có thể lan tràn và làm cho số tử vong vì sốt rét trên toàn cầu tăng thêm 200.000 người mỗi năm.
Bà Fatoumata Nafo-Traore là Giám đốc của Tổ chức Hợp tác Đẩy lùi Sốt rét (Roll Back Malaria Partnership), một tổ chức qui tụ Tổ chức Y tế Thế giới, Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc, Ngân hàng Thế giới và những tổ chức khác. Bà cho biết giới hữu trách đang tập trung nỗ lực vào việc tìm hiểu thêm về ký sinh trùng kháng thuốc.
Bà Nafo-Traore cho biết: "Sự phát triển của loại ký sinh trùng kháng thuốc artemisinin là thách thức lớn nhất. Nó bắt đầu ở biên giới Campuchia và Thái Lan. Nhưng chúng tôi đã bắt đầu thực hiện những hành động cụ thể để khắc phục."
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết những dấu hiệu khác của dòng bệnh kháng thuốc đã xuất hiện ở biên giới Thái-Miến cũng như ở Việt Nam.
Bà Nafo-Traore nói rằng một vấn đề khác nữa là vấn đề không có đủ kinh phí và bà trông đợi nhận được sự đóng góp khu vực tư nhân.
Bà Nafo-Traore nói: "Một việc vô cùng quan trọng đối với chúng tôi là duy trì mức tài trợ và cố gắng để gia tăng mức tài trợ thông qua những nguồn tài trợ khác. Đó chính là lý do tại sao chúng tôi đang xem xét tới việc cải thiện những nguồn lực quốc nội. Chúng tôi muốn làm việc chung với khu vực tư để có thêm nguồn lực cho công tác khống chế bệnh sốt rét vì sốt rét cũng có liên hệ tới vấn đề công nhân không thể tới sở làm và học sinh không thể tới trường."
Trong một nỗ lực nhằm củng cố sự hợp tác khu vực ở Á Châu Thái bình dương, Australia đang bảo trợ cho một hội nghị trong tuần này. Đây là hội nghị chính trị cấp cao đầu tiên của khu vực về vấn đề sốt rét.
Bà Nafo-Traore cho biết tuy Australia hiện giờ không có bệnh sốt rét nhưng chính phủ ở đây đã đặt ưu tiên cho việc hỗ trợ các nước khác diệt trừ bệnh sốt rét. Bà hy vọng Australia sẽ cung cấp thêm hỗ trợ tài chánh cho các nước kém phát triển hơn trong khu vực để các nước này có thể đẩy lùi bệnh sốt rét.
Một tổ chức hợp tác toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới lãnh đạo cho biết mặc dù đã có được tiến bộ trong việc giảm thiểu tỉ lệ tử vong của bệnh sốt rét trong thập niên qua, nhưng bệnh này tiếp tục là một vấn đề y tế toàn cầu, gây tử vong cho hơn 650.000 người mỗi năm, hầu hết là ở Phi Châu.
Tại Á Châu, các nước bị ảnh hưởng nặng nhất gồm có Ấn Độ, Indonesia, Pakistan và Miến Điện. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết ở trong năm 2010 bệnh sốt rét gây bệnh co 30 triệu người và giết chết 42.000 người trên khắp khu vực.
Giờ đây, ngày càng có nhiều bằng chứng về một loại ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc ở Đông Nam Á và điều này làm cho nhiều người e rằng dòng bệnh mới có thể lan tràn và làm cho số tử vong vì sốt rét trên toàn cầu tăng thêm 200.000 người mỗi năm.
Bà Fatoumata Nafo-Traore là Giám đốc của Tổ chức Hợp tác Đẩy lùi Sốt rét (Roll Back Malaria Partnership), một tổ chức qui tụ Tổ chức Y tế Thế giới, Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc, Ngân hàng Thế giới và những tổ chức khác. Bà cho biết giới hữu trách đang tập trung nỗ lực vào việc tìm hiểu thêm về ký sinh trùng kháng thuốc.
Bà Nafo-Traore cho biết: "Sự phát triển của loại ký sinh trùng kháng thuốc artemisinin là thách thức lớn nhất. Nó bắt đầu ở biên giới Campuchia và Thái Lan. Nhưng chúng tôi đã bắt đầu thực hiện những hành động cụ thể để khắc phục."
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết những dấu hiệu khác của dòng bệnh kháng thuốc đã xuất hiện ở biên giới Thái-Miến cũng như ở Việt Nam.
Bà Nafo-Traore nói rằng một vấn đề khác nữa là vấn đề không có đủ kinh phí và bà trông đợi nhận được sự đóng góp khu vực tư nhân.
Bà Nafo-Traore nói: "Một việc vô cùng quan trọng đối với chúng tôi là duy trì mức tài trợ và cố gắng để gia tăng mức tài trợ thông qua những nguồn tài trợ khác. Đó chính là lý do tại sao chúng tôi đang xem xét tới việc cải thiện những nguồn lực quốc nội. Chúng tôi muốn làm việc chung với khu vực tư để có thêm nguồn lực cho công tác khống chế bệnh sốt rét vì sốt rét cũng có liên hệ tới vấn đề công nhân không thể tới sở làm và học sinh không thể tới trường."
Trong một nỗ lực nhằm củng cố sự hợp tác khu vực ở Á Châu Thái bình dương, Australia đang bảo trợ cho một hội nghị trong tuần này. Đây là hội nghị chính trị cấp cao đầu tiên của khu vực về vấn đề sốt rét.
Bà Nafo-Traore cho biết tuy Australia hiện giờ không có bệnh sốt rét nhưng chính phủ ở đây đã đặt ưu tiên cho việc hỗ trợ các nước khác diệt trừ bệnh sốt rét. Bà hy vọng Australia sẽ cung cấp thêm hỗ trợ tài chánh cho các nước kém phát triển hơn trong khu vực để các nước này có thể đẩy lùi bệnh sốt rét.