Vào dịp kỷ nhiệm 50 năm ngày cựu Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon Johnson phát động cuộc chiến chống đói nghèo, các nhà lập pháp Ðảng Cộng Hoà và Ðảng Dân Chủ cam kết tiếp tục cuộc chiến này - với những cách thức khác nhau. Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Marco Rubio nói chính phủ liên bang đã thất bại trong nỗ lực xóa nghèo và ông đề xuất một phương thức mới, nhưng các chính trị gia đảng Dân Chủ không đồng ý. Từ Điện Capitol, thông tín viên Cindy Saine có bài tường thuật sau đây.
Tháng Giêng năm 1964, Tổng thống Lydon Johnson đã biết rõ là gần một phần năm người dân nước Mỹ sống trong đói nghèo. Ông đã nêu vấn đề này ra trong bài diễn văn đầu tiên của ông về Tình trạng Liên bang.
“Và chính phủ này hôm nay, tại đây và ngay bây giờ, tuyên bố cuộc chiến vô điều kiện chống nạn đói nghèo”.
50 năm sau, khoảng 1/7 dân số Mỹ vẫn sống trong đói nghèo. Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Marco Rubio nói cuộc chiến chống đói nghèo do chính quyền ông Johnson khởi xướng đã thất bại.
“Thay vì củng cố cho nền kinh tế năng động, tự do kinh doanh, chính quyền của chúng ta lại là một trở ngại chính cho doanh nghiệp và sự khéo léo của người dân”.
Ông Rubio nói cần phải áp dụng một phương thức mới để giải quyết vấn đề.
“Tôi đề nghị chúng ta giao lại cho các tiểu bang những chương trình chống đói nghèo của Washington và hàng nghìn tỉ đô-la dùng để chi trả cho các chương trình này."
Các thành viên đảng Dân chủ tại quốc hội bênh vực cho các chương trình của Tổng thống Johnson nhằm cung cấp thức ăn, chăm sóc sức khỏe và phúc lợi hưu trí cho người nghèo và người cao tuổi. Thượng nghị sĩ Dick Durbin phát biểu như sau:
"Cuộc chiến chống đói nghèo cách đây 50 năm đã làm được gì? Chương trình Medicare, Medicaid, chương trình Head Start, Đạo luật giáo dục tiểu học và trung học – là đạo luật mà lần đầu tiên quốc gia của chúng ta cam kết chính phủ liên bang sẽ giúp đỡ cho các trường học địa phương, Luật giáo dục đặc biệt, Luật giáo dục cao đẳng -- là luật gia tăng các khoản trợ giúp, cho vay và các cơ hội làm việc trong khi đi học”.
Các nhà phân tích không đồng ý với nhau về kết quả của cuộc chiến chống đói nghèo của Tổng thống Johnson. Ông Ron Haskins của viện Brookings nói nhờ các chương trình này mà đất nước đã tốt hơn rất nhiều.
“Medicare và Medicaid là những chương trình vô cùng quan trọng. Những chương trình này tiếp tục là trái tim và linh hồn của chính sách xã hội của Mỹ, cùng với chương trình An sinh Xã hội. Chúng đã có những tác động cực kỳ to lớn đối với người nghèo và người cao tuổi”.
Trong khi đó, ông Michael Tanner của Viện Cato nói những chương trình này chỉ giúp cho người nghèo đỡ khổ chút đỉnh, chứ không giải quyết được vấn đề.
Hầu hết những gì mà các chương trình của chúng ta được thiết kế để đạt được là cho người nghèo một ít tiền để họ không bị đói hoặc không lâm vào cảnh khốn cùng. Nhưng nó không tập trung vào việc làm thể nào để giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo.
Tổng thống Obama nói nghèo đói là vấn đề rất quan trọng trong thời đại này. Và trong năm bầu cử sắp tới, Ðảng Cộng Hòa và Ðảng Dân Chủ có phần chắc sẽ tranh cãi với nhau rất kịch liệt về vấn đề trợ cấp thất nghiệp, tem phiếu thực phẩm và những vấn đề khác liên quan đến đói nghèo.
Tháng Giêng năm 1964, Tổng thống Lydon Johnson đã biết rõ là gần một phần năm người dân nước Mỹ sống trong đói nghèo. Ông đã nêu vấn đề này ra trong bài diễn văn đầu tiên của ông về Tình trạng Liên bang.
“Và chính phủ này hôm nay, tại đây và ngay bây giờ, tuyên bố cuộc chiến vô điều kiện chống nạn đói nghèo”.
50 năm sau, khoảng 1/7 dân số Mỹ vẫn sống trong đói nghèo. Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Marco Rubio nói cuộc chiến chống đói nghèo do chính quyền ông Johnson khởi xướng đã thất bại.
“Thay vì củng cố cho nền kinh tế năng động, tự do kinh doanh, chính quyền của chúng ta lại là một trở ngại chính cho doanh nghiệp và sự khéo léo của người dân”.
Ông Rubio nói cần phải áp dụng một phương thức mới để giải quyết vấn đề.
“Tôi đề nghị chúng ta giao lại cho các tiểu bang những chương trình chống đói nghèo của Washington và hàng nghìn tỉ đô-la dùng để chi trả cho các chương trình này."
Các thành viên đảng Dân chủ tại quốc hội bênh vực cho các chương trình của Tổng thống Johnson nhằm cung cấp thức ăn, chăm sóc sức khỏe và phúc lợi hưu trí cho người nghèo và người cao tuổi. Thượng nghị sĩ Dick Durbin phát biểu như sau:
"Cuộc chiến chống đói nghèo cách đây 50 năm đã làm được gì? Chương trình Medicare, Medicaid, chương trình Head Start, Đạo luật giáo dục tiểu học và trung học – là đạo luật mà lần đầu tiên quốc gia của chúng ta cam kết chính phủ liên bang sẽ giúp đỡ cho các trường học địa phương, Luật giáo dục đặc biệt, Luật giáo dục cao đẳng -- là luật gia tăng các khoản trợ giúp, cho vay và các cơ hội làm việc trong khi đi học”.
Các nhà phân tích không đồng ý với nhau về kết quả của cuộc chiến chống đói nghèo của Tổng thống Johnson. Ông Ron Haskins của viện Brookings nói nhờ các chương trình này mà đất nước đã tốt hơn rất nhiều.
“Medicare và Medicaid là những chương trình vô cùng quan trọng. Những chương trình này tiếp tục là trái tim và linh hồn của chính sách xã hội của Mỹ, cùng với chương trình An sinh Xã hội. Chúng đã có những tác động cực kỳ to lớn đối với người nghèo và người cao tuổi”.
Trong khi đó, ông Michael Tanner của Viện Cato nói những chương trình này chỉ giúp cho người nghèo đỡ khổ chút đỉnh, chứ không giải quyết được vấn đề.
Hầu hết những gì mà các chương trình của chúng ta được thiết kế để đạt được là cho người nghèo một ít tiền để họ không bị đói hoặc không lâm vào cảnh khốn cùng. Nhưng nó không tập trung vào việc làm thể nào để giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo.
Tổng thống Obama nói nghèo đói là vấn đề rất quan trọng trong thời đại này. Và trong năm bầu cử sắp tới, Ðảng Cộng Hòa và Ðảng Dân Chủ có phần chắc sẽ tranh cãi với nhau rất kịch liệt về vấn đề trợ cấp thất nghiệp, tem phiếu thực phẩm và những vấn đề khác liên quan đến đói nghèo.