Đường dẫn truy cập

Cuba: Giáo Hoàng ra đi, blogger lên tiếng


Nhiều người thuộc thế hệ Sanchez tin tưởng rằng tương lai của Cuba nằm trong tay họ
Nhiều người thuộc thế hệ Sanchez tin tưởng rằng tương lai của Cuba nằm trong tay họ

Trong mấy ngày Đức Giáo Hoàng Bênêđictô thăm Cuba, chẳng thấy nhân vật bất đồng chính kiến nào lên tiếng. Bây giờ thì các nhân vật này kể lại.

Ông Danilo Maldonado nói ông bị công an tóm cổ đẩy lên xe và bị giam chung với nhiều người khác trong 3 ngày tại một nơi gần sân bay La Havana.

Một số nhân vật bất đồng chính kiến và blogger khác nói họ không bị giam giữ trong 3 ngày Giáo chủ đạo Công giáo đến, nhưng họ coi như bị giam lỏng tại nhà. Có người còn nói họ không được dùng điện thoại di động.

Yoani Sanchez, sinh năm 1975, một blogger có nhiều người đọc nói với VOA cô không nhận được điện thoại từ nước ngoài gọi, còn đa số của bạn bè cô bên trong Cuba đa số đều không gọi được.

Chân dung một blogger

  • Yoani Sanchez sinh ngày 4 tháng 9, 1975, chủ trang blog Thế Hệ Y, miêu tả đời thường tại Cuba.


  • Lớn lên trong thời gian Cuba dựa nhiều vào Liên-xô, tốt nghiệp đại học ngành triết.


  • Năm 2002, chán nản tình hình đất nước, bỏ sang Thụy Sĩ, nhưng quay về lại Cuba sau hai năm.


  • Tháng Tư, 2007, bắt đầu viết blog, nhưng blog bị chận cho đến 2011.


  • Thường ngồi viết tại các quán cà-phê Internet vì ở nhà không có đường truyền.


  • Năm 2008, được giải báo chí Ortega y Gasset của Tây Ban Nha và báo Time của Mỹ gọi cô là 1 trong 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới.


  • Năm 2009, không được xuất cảnh để nhận giải Maria Moore Cabot của trường đại học Columbia Mỹ.

Blog của Sanchez lấy tên Thế Hệ Y, được dịch sang 16 thứ tiếng, trong đó có Ba Lan, Hungary, và Trung Quốc.

Nói chuyện với VOA trong căn hộ của cô ở tầng 14 của một chúng cư xây theo kiểu nhà tập thể của Xô-viết, cô cho biết:

“Blog của tôi không đụng chạm gì đến chính trị hoặc học thuật. Toàn là cảm nghĩ, ghi nhận, quan sát mà tôi bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ như nếu chúng cư của tôi bị mất điện, tôi phải đi bằng thang chân, trên đường đi, tôi nghe bà con kêu ca, chán nản, tôi đưa những chuyện đó lên blog.”

Nhưng các ghi nhận đó bị nhà chức trách Cuba xem là phản cách mạng. Hậu quả là gì?

“Tôi đã bị bắt nhiều lần, ngồi tù nhiều ngày, nghe những lời hù dọa của công an. Nhưng bù lại tôi đã có những chuyện vui sướng khác. Đi ngoài đường có nhiều người chận tôi lại để nói với tôi họ có đọc blog của tôi và họ nhất trí với tôi. Nhiều người cùng tuổi tôi mếu máo khuyên tôi tiếp tục chiến đấu. Tất cả những thứ đó đền bù lại những ngày tôi ở tù.”

Sanchez nói cô lớn lên trong nền giáo dục Mác-xít, sống bằng những khẩu hiệu, những bài ca cách mạng, và những anh hùng như Ernesto "Che" Guevarra. Nhưng khi bắt đầu đến tuổi biết suy nghĩ cô cảm thấy “tất cả những gì cha mẹ tôi đã hy sinh và phấn đấu dẫn cả gia đình vào tình trạng kinh tế thê thảm, tương lai không có.”

Blogger Yoani Sanchez
Blogger Yoani Sanchez
Cô không thể ra nước ngoài để nhận các giải thưởng nhận được. Điều làm cô đau lòng nhất là những người thân của cô cũng bị hù dọa:

“Tôi mất nhiều bạn, họ không dám đến gần tôi. Nhưng tôi cũng có những bạn mới, họ biết những rủi ro khi chơi với tôi. Họ là những blogger, nhà báo, nghệ sĩ, và tu sĩ. Chúng tôi đã tụ tập để bàn về những gì xảy ra trong thời gian Đức Giáo Hoàng thăm Cuba.”

Chính quyền Cuba cũng không xem là quan trọng những tư tưởng chống đối. Họ còn bênh vực những lý tưởng bình đẳng của chủ nghĩa cộng sản, họ ca ngợi Cuba vẫn có thể chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho nhân dân, dù bị Mỹ cấm vận trong 50 năm.

Sanchez nghĩ là Hoa Kỳ nên tháo bỏ cấm vận Cuba nhưng cô không đồng ý với những ai ở các nước phương Tây có những tư tưởng lãng mạn về Cuba:

“Tôi khuyên những người này đến Cuba sống trong hai tháng bằng đồng lương của người lao động Cuba. Tôi cam đoan là sau hai tháng, họ sẽ chống đối chế độ còn hơn những người bây giờ đang chống đối.”

Nhiều người thuộc thế hệ Sanchez tin tưởng rằng tương lai của Cuba nằm trong tay họ.

Lớn lên trong thời gian Cuba dựa nhiều vào Liên-xô, tốt nghiệp đại học ngành triết.

Năm 2002, chán nản tình hình đất nước, bỏ sang Thụy Sĩ, nhưng quay về lại Cuba sau hai năm.

Tháng Tư, 2007, bắt đầu viết blog, nhưng blog bị chận cho đến 2011.

Thường ngồi viết tại các quán cà-phê Internet vì ở nhà không có đường truyền.

Năm 2008, được giải báo chí Ortega y Gasset của Tây Ban Nha và báo Time của Mỹ gọi cô là 1 trong 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới.

Năm 2009, không được xuất cảnh để nhận giải Maria Moore Cabot của trường đại học Columbia Mỹ.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG