Người Mỹ gốc Ả Rập chiếm khoảng 0,5% con số các cử tri sẽ bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11 sắp tới tại Hoa Kỳ.
Và một cuộc thăm dò mới cho thấy hơn một nửa trong số họ chắc sẽ bỏ phiếu cho tổng thống Barack Obama so với đối thủ Mitt Romney. Theo thông tín viên đài VOA, Kane Farabaugh, tường thuật từ Dearborn, Michigan, nơi có cộng đồng người Mỹ gốc Ả Rập lớn nhất tại Hoa Kỳ, thì ảnh hưởng của họ trong cuộc bầu cử này ngày càng gia tăng và các thủ lãnh của cộng đồng người Mỹ gốc Ả Rập hy vọng rằng sẽ có con số kỷ lục cử tri trong cộng đồng của họ đi bầu vào tháng 11 năm nay.
Giáo sĩ Imam Hassan Qazwini đã không được chứng kiến một cuộc chuyển quyền ôn hòa của chính phủ khi ông lớn lên tại Iraq. Kinh nghiệm đầu tiên của ông như vậy là ở Hoa Kỳ. Ông nói:
“Khi tôi tới và thấy cuộc chuyển quyền ôn hòa từ một Tổng thống này sang một Tổng thống khác thì điều đó thật sự đã gây cho tôi một ấn tượng sâu đậm, và đầy hứa hẹn nữa.”
Hứa hẹn đó khuyến khích những người khác tới từ các quốc gia bị chiến tranh tàn phá và bất ổn để bắt đầu cuộc đời mới tại Hoa Kỳ.
Giáo sĩ Imam Qazwini, giờ đây là người lãnh đạo của Trung tâm Hồi Giáo Mỹ tại Dearborn, Michigan, nói rằng các thành viên của cộng đồng Hồi giáo phát triển nhanh nhất tại Hoa Kỳ cũng sẽ là một khối cử tri mà ảnh hưởng của họ sẽ gia tăng đều đặn với mỗi cuộc bầu cử. Ông nói:
“Tôi nghĩ rằng trong cuộc bầu cử sắp tới này, tôi tin là chúng ta sẽ chứng kiến con số cao nhất những người Mỹ gốc Ả Rập, những người Hồi Giáo Mỹ, tham gia.
Là một chuyên viên giao tiếp dân sự và bênh vực làm việc với Trung tâm Cộng đồng Ả Rập phụ trách Dịch vụ Kinh tế và Xã hội, một tổ chức phi lợi nhuận, cũng được gọi là ACCESS, một phần công việc của ông Elabed là đăng ký cho các công dân mới của Mỹ để họ đi bầu.
Ông thừa nhận rằng có những khó khăn trong việc giải thích thủ tục bầu cử của Hoa Kỳ cho các di dân:
“Họ không hiểu là họ có quyền tự do ngôn luận, tự do bầu cử, tiến trình này là rất mới đối với họ vì trước đây tại quê hương cũ họ bị đe dọa và rất sợ hãi bởi vì họ không biết phải làm gì và lấy thông tin ở đâu."
Một số thông tin đó tới từ báo chí như Tin tức người Mỹ gốc Ả Rập do ông Osama Siblani xuất bản tại Dearborn. Ông cho biết:
“Chúng tôi tới từ những quốc gia bị cai trị bởi các nhà độc tài và các chế độ độc đoán, vì thế khi tới đất nước này phải cho chúng tôi thời gian để bắt đầu thích nghi với ý niệm về một nền dân chủ - là đi bầu và đăng ký cử tri.”
Một trong những ý niệm then chốt mà ông Rachid Elabed tìm cách truyền đạt tới các cử tri mới là sự quan trọng của việc tham gia bầu cử của họ mặc dầu biết rằng người Mỹ gốc Ả Rập chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong số công chúng đi bầu. Ông nói:
“Tỷ lệ phần trăm này có thể tạo ra một sự khác biệt trong cuộc bầu cử.”
Một sự khác biệt mà giáo sĩ Qazwini nói là việc ủng hộ tổng thống Obama trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay:
“Hầu hết người Mỹ gốc Ả Rập cảm thấy rằng ông Obama sẽ là chọn lựa ưu tiên một của họ. Vì họ thấy ông là ứng cử viên phải chăng nhất.
Nhưng ông lại là một ứng cử viên đang làm Tổng thống tại một nước mà tỷ lệ thất nghiệp còn rất cao.
Tỷ lệ người thất nghiệp tại Michigan cao hơn con số trung bình trên toàn quốc. Việc làm là một trong số những vấn đề quan trọng nhất đối với tất cả các cử tri, trong đó có người Mỹ gốc Ả Rập, và điều đó chắc sẽ là vấn đề quyết định trong cuộc bầu cử Tổng thống năm nay.
Và một cuộc thăm dò mới cho thấy hơn một nửa trong số họ chắc sẽ bỏ phiếu cho tổng thống Barack Obama so với đối thủ Mitt Romney. Theo thông tín viên đài VOA, Kane Farabaugh, tường thuật từ Dearborn, Michigan, nơi có cộng đồng người Mỹ gốc Ả Rập lớn nhất tại Hoa Kỳ, thì ảnh hưởng của họ trong cuộc bầu cử này ngày càng gia tăng và các thủ lãnh của cộng đồng người Mỹ gốc Ả Rập hy vọng rằng sẽ có con số kỷ lục cử tri trong cộng đồng của họ đi bầu vào tháng 11 năm nay.
Giáo sĩ Imam Hassan Qazwini đã không được chứng kiến một cuộc chuyển quyền ôn hòa của chính phủ khi ông lớn lên tại Iraq. Kinh nghiệm đầu tiên của ông như vậy là ở Hoa Kỳ. Ông nói:
“Khi tôi tới và thấy cuộc chuyển quyền ôn hòa từ một Tổng thống này sang một Tổng thống khác thì điều đó thật sự đã gây cho tôi một ấn tượng sâu đậm, và đầy hứa hẹn nữa.”
Hứa hẹn đó khuyến khích những người khác tới từ các quốc gia bị chiến tranh tàn phá và bất ổn để bắt đầu cuộc đời mới tại Hoa Kỳ.
Giáo sĩ Imam Qazwini, giờ đây là người lãnh đạo của Trung tâm Hồi Giáo Mỹ tại Dearborn, Michigan, nói rằng các thành viên của cộng đồng Hồi giáo phát triển nhanh nhất tại Hoa Kỳ cũng sẽ là một khối cử tri mà ảnh hưởng của họ sẽ gia tăng đều đặn với mỗi cuộc bầu cử. Ông nói:
“Tôi nghĩ rằng trong cuộc bầu cử sắp tới này, tôi tin là chúng ta sẽ chứng kiến con số cao nhất những người Mỹ gốc Ả Rập, những người Hồi Giáo Mỹ, tham gia.
Là một chuyên viên giao tiếp dân sự và bênh vực làm việc với Trung tâm Cộng đồng Ả Rập phụ trách Dịch vụ Kinh tế và Xã hội, một tổ chức phi lợi nhuận, cũng được gọi là ACCESS, một phần công việc của ông Elabed là đăng ký cho các công dân mới của Mỹ để họ đi bầu.
Ông thừa nhận rằng có những khó khăn trong việc giải thích thủ tục bầu cử của Hoa Kỳ cho các di dân:
“Họ không hiểu là họ có quyền tự do ngôn luận, tự do bầu cử, tiến trình này là rất mới đối với họ vì trước đây tại quê hương cũ họ bị đe dọa và rất sợ hãi bởi vì họ không biết phải làm gì và lấy thông tin ở đâu."
Một số thông tin đó tới từ báo chí như Tin tức người Mỹ gốc Ả Rập do ông Osama Siblani xuất bản tại Dearborn. Ông cho biết:
“Chúng tôi tới từ những quốc gia bị cai trị bởi các nhà độc tài và các chế độ độc đoán, vì thế khi tới đất nước này phải cho chúng tôi thời gian để bắt đầu thích nghi với ý niệm về một nền dân chủ - là đi bầu và đăng ký cử tri.”
Một trong những ý niệm then chốt mà ông Rachid Elabed tìm cách truyền đạt tới các cử tri mới là sự quan trọng của việc tham gia bầu cử của họ mặc dầu biết rằng người Mỹ gốc Ả Rập chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong số công chúng đi bầu. Ông nói:
“Tỷ lệ phần trăm này có thể tạo ra một sự khác biệt trong cuộc bầu cử.”
Một sự khác biệt mà giáo sĩ Qazwini nói là việc ủng hộ tổng thống Obama trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay:
“Hầu hết người Mỹ gốc Ả Rập cảm thấy rằng ông Obama sẽ là chọn lựa ưu tiên một của họ. Vì họ thấy ông là ứng cử viên phải chăng nhất.
Nhưng ông lại là một ứng cử viên đang làm Tổng thống tại một nước mà tỷ lệ thất nghiệp còn rất cao.
Tỷ lệ người thất nghiệp tại Michigan cao hơn con số trung bình trên toàn quốc. Việc làm là một trong số những vấn đề quan trọng nhất đối với tất cả các cử tri, trong đó có người Mỹ gốc Ả Rập, và điều đó chắc sẽ là vấn đề quyết định trong cuộc bầu cử Tổng thống năm nay.