Đường dẫn truy cập

Con tin Nhật, Ý và Mỹ thiệt mạng ở Bangladesh


Lực lượng an ninh Bangladesh phong tỏa hiện trường sau khi xảy ra vụ bắt cóc con tin tại một nhà hàng nơi người nước ngoài hay lui tới hôm 2/7.
Lực lượng an ninh Bangladesh phong tỏa hiện trường sau khi xảy ra vụ bắt cóc con tin tại một nhà hàng nơi người nước ngoài hay lui tới hôm 2/7.

Giới hữu trách Bangladesh hôm nay bố trí một lực lượng an ninh hùng hậu trên khắp thủ đô Dhaka, tiếp theo sau một vụ giằng co kéo dài 11 giờ đồng hồ với một nhóm hiếu chiến đã giết hại 20 thường dân, hầu hết là người nước ngoài, tại một nhà hàng hạng sang.

Các lực lượng an ninh đã giải cứu ít nhất 13 con tin. Hầu hết những người thiệt mạng là người Ý và người Nhật. Ít nhất 2 cảnh sát viên bị thiệt mạng.

Thủ tướng Italia Matteo Renzi hôm nay xác nhận rằng công dân Ý nằm trong số các nạn nhân, nhưng không cho biết thêm chi tiết hoặc số người gặp nạn, cho tới khi gia đình của họ được thông báo.

Chính quyền Nhật Bản cũng xác nhận rằng 7 công dân nước này đã thiệt mạng.

Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận một công dân Mỹ thiệt mạng, nhưng không cho biết chi tiết cụ thể danh tính của nạn nhân.

Hoa Kỳ lên án vụ tấn công đồng thời tuyên bố rằng Mỹ sẽ sát cánh với Bangladesh để đương đầu với khủng bố.

Trong bài phát biểu trước dân chúng toàn quốc trên truyền hình, Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina kêu gọi toàn thể nhân dân Bangladesh “đồng lòng chống khủng bố”.

Đối đầu

Vụ giằng co chấm dứt khi các lực lượng an ninh xông vào bên trong toà nhà, giết chết 6 kẻ tấn công và bắt sống một người. Hầu hết các nạn nhân bị chém chết, và những hung thủ đã gởi hình của vụ giết hại này cho nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo trong thời gian xảy ra vụ đối đầu.

Người ta nghe thấy tiếng súng và những tiếng nổ lớn sáng sớm hôm nay sau khi mấy mươi binh sĩ biệt kích kéo tới bao vây nhà hàng, hơn 10 giờ đồng hồ sau khi vụ khủng hoảng con tin bắt đầu.

Vụ tấn công bắt đầu tối thứ Sáu, khi có đến 10 tay súng tiến vào tiệm Holey Artisan Bakery trong khu ngoại giao ở Dhaka.

Một chiếc xe thiết giáp xuất hiện trên đường phố sau khi các lực lượng an ninh Bangladesh đối đầu với các chiến binh bắt cóc con tin hôm 2/7.
Một chiếc xe thiết giáp xuất hiện trên đường phố sau khi các lực lượng an ninh Bangladesh đối đầu với các chiến binh bắt cóc con tin hôm 2/7.

Thoạt đầu cảnh sát đã phong toả khu vực xung quanh nhà hàng và bắn nhau với những kẻ tấn công đã kích nổ bom. Đến khuya, vụ nổ súng quanh nhà hàng tạm ngưng.

Cảnh sát sau đó đã tìm cách mở kênh tiếp xúc với các phần tử hiếu chiến. Vài giờ sau đó, cuộc tấn công của lính biệt kích để giải cứu con tin bắt đầu.

Thủ tướng Sheik Hasina lên án vụ tấn công và cho biết lực lượng an ninh đã bắt được một phần tử hiếu chiến. Các giới chức cho biết một cuộc truy lùng đang được thực hiện để bắt những hung thủ có thể đã tẩu thoát.

Nhận trách nhiệm

Nhà nước Hồi giáo đã lên tiếng nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công, nhưng lai lịch của những kẻ tấn công chưa được xác nhận.

Một loạt những vụ tấn công đã xảy ra ở Bangladesh trong vài tháng qua, hầu hết là nhắm vào các blogger, những người vô thần và những tín đồ của các tôn giáo thiểu số. Nhóm al-Qaida ở Tiểu lục địa Ấn Độ, gọi tắt là AQIS, đã nhận trách nhiệm trách nhiệm đối với nhiều vụ trong những vụ tấn công đó.

Thứ 5 vừa qua, Hoa Kỳ tuyên bố AQIS là “một tổ chức khủng bố nước ngoài” và Asim Umar, thủ lãnh của nhóm này, là một phần tử khủng bố toàn cầu.

Thủ lãnh al-Qaida Ayman al-Zawahiri tuyên bố thành lập AQIS vào năm 2014 và Asim Umar đã xuất hiện trên các ấn phẩm của al-Qaida như nhân vật lãnh đạo nhóm này. Giới hữu trách tin rằng Umar đặt căn cứ ở Pakistan nhưng sinh ra ở Ấn Độ vào những năm giữa của thập niên 1970.

Theo Reuters, VOA

Bangladesh bắt hơn 5.000 nghi can tội phạm
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:30 0:00

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG