Siêu bão Haiyan, cơn bão mạnh nhất đánh vào khu vực Thái Bình Dương trong năm nay, đang hoành hành khắp miền trung Philippines, thổi bay mái nhà, làm bật gốc cây, làm đổ đường dây điện và gây nhiều thiệt hại khác trên đường đi của cơn bão. Tin cho hay, 3 người đã thiệt mạng. Thông tín viên VOA Simone Orendain gửi về bài tường thuật từ Manila, nơi những người phụ trách giải quyết các rủi ro thiên tai đang gấp rút trao đổi với một số chính quyền tỉnh ở miền trung về việc đối phó với cơn bão.
Các cơn gió do Haiyan gây ra mạnh tới 275 km một giờ khi đổ bộ vào các tỉnh ở cực đông ở Philippines là các quần đảo Samar và Leyte. Tin tức từ vùng duyên hải của một tỉnh cho biết triều cường do cơn bão gây ra đo được cao tới hơn 4 mét.
Các tuyến đường quốc lộ tại các tỉnh bị ảnh hưởng sớm nhất đã bị các cây đổ chặn lại. Tình trạng mất điện đã khiến ít nhất 12 tỉnh chìm trong bóng tối hoàn toàn hay một phần.
Thứ trưởng Khoa Học và Công nghệ Philippines Raymund Liboro nói tại một cuộc họp của hội đồng phòng vệ dân sự rằng sự tàn phá dự kiến sẽ tiếp tục cho tới khi Haiyan di chuyển đi nơi khác.
Ông cho biết cơn bão sẽ mạnh như lúc mới đập vào đất liền và cũng sẽ mạnh như vậy khi nó đánh vào các tỉnh khác. Ông nói vì thế người dân không nên phải băn khoăn trước khi sơ tán.
Các giới chức cho biết cho tới nay có khoảng 720.000 người tại 29 tỉnh bị ảnh hưởng.
Ủy ban Viễn thông Quốc gia (NTC) cho biết rằng 2 trong 3 công ty cung cấp dịch vụ cho điện thoại di động lớn hiện ở trong tình trạng ‘dịch vụ bị xuống cấp’, có nghĩa là việc tiếp nhận và truyền sóng yếu. Giám đốc NTC Edgardo Cobarios nói rằng các tháp phát tín hiệu của các công ty cung cấp dịch vụ điện thoại di động không thể truyền thông tin qua lại được. Ông nói rằng các chính quyền khu vực hiện phải sử dụng điện đàm sóng ngắn để thông báo với các văn phòng chống bão quốc gia ở Manila về các tác động của cơn bão. Có khoảng 90% dân số Philippines sử dụng điện thoại di động.
Bộ Giao thông Vận tải đã đình chỉ tất cả các hoạt động vận tải hàng không, đất liền và hàng hải tại các khu vực bị ảnh hưởng. Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy.
Tại một cuộc họp báo, phát ngôn viên Tổng thống Sonny Coloma cho biết hàng hóa cứu trợ đã sẵn có và thêm nhiều chuyến hàng đã được đưa tới các khu vực cần nhất.
Ông nói rằng các nhân viên cứu trợ hiện đang đáp ứng các nhu cầu liên tục. Và ông cũng nhắc nhở công chúng rằng trong các thảm họa tương tự trước đây, điều mà tổng thống luôn mong muốn là cung cấp đủ lương thực một cách kịp thời.
Trong mùa mưa bão hàng năm, Philippines phải hứng chịu trung bình khoảng 20 cơn bão, và Haiyan là cơn bão số 24 tràn vào nước này.
Năm 2012, cơn bão Bopha tàn phá phía đông nam Philippines, giết chết hơn 1.100 người, khi các cơn gió mạnh thổi tung mái nhà và phá hoại hàng trăm hectare đồn điền trồng chuối.
Năm 2011, cơn bão nhiệt đới Washi ở miền Nam đã làm hơn 1.200 người thiệt mạng vì mưa lớn làm ngập các hòn đảo.
Các cơn gió do Haiyan gây ra mạnh tới 275 km một giờ khi đổ bộ vào các tỉnh ở cực đông ở Philippines là các quần đảo Samar và Leyte. Tin tức từ vùng duyên hải của một tỉnh cho biết triều cường do cơn bão gây ra đo được cao tới hơn 4 mét.
Các tuyến đường quốc lộ tại các tỉnh bị ảnh hưởng sớm nhất đã bị các cây đổ chặn lại. Tình trạng mất điện đã khiến ít nhất 12 tỉnh chìm trong bóng tối hoàn toàn hay một phần.
Thứ trưởng Khoa Học và Công nghệ Philippines Raymund Liboro nói tại một cuộc họp của hội đồng phòng vệ dân sự rằng sự tàn phá dự kiến sẽ tiếp tục cho tới khi Haiyan di chuyển đi nơi khác.
Ông cho biết cơn bão sẽ mạnh như lúc mới đập vào đất liền và cũng sẽ mạnh như vậy khi nó đánh vào các tỉnh khác. Ông nói vì thế người dân không nên phải băn khoăn trước khi sơ tán.
Các giới chức cho biết cho tới nay có khoảng 720.000 người tại 29 tỉnh bị ảnh hưởng.
Ủy ban Viễn thông Quốc gia (NTC) cho biết rằng 2 trong 3 công ty cung cấp dịch vụ cho điện thoại di động lớn hiện ở trong tình trạng ‘dịch vụ bị xuống cấp’, có nghĩa là việc tiếp nhận và truyền sóng yếu. Giám đốc NTC Edgardo Cobarios nói rằng các tháp phát tín hiệu của các công ty cung cấp dịch vụ điện thoại di động không thể truyền thông tin qua lại được. Ông nói rằng các chính quyền khu vực hiện phải sử dụng điện đàm sóng ngắn để thông báo với các văn phòng chống bão quốc gia ở Manila về các tác động của cơn bão. Có khoảng 90% dân số Philippines sử dụng điện thoại di động.
Bộ Giao thông Vận tải đã đình chỉ tất cả các hoạt động vận tải hàng không, đất liền và hàng hải tại các khu vực bị ảnh hưởng. Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy.
Tại một cuộc họp báo, phát ngôn viên Tổng thống Sonny Coloma cho biết hàng hóa cứu trợ đã sẵn có và thêm nhiều chuyến hàng đã được đưa tới các khu vực cần nhất.
Ông nói rằng các nhân viên cứu trợ hiện đang đáp ứng các nhu cầu liên tục. Và ông cũng nhắc nhở công chúng rằng trong các thảm họa tương tự trước đây, điều mà tổng thống luôn mong muốn là cung cấp đủ lương thực một cách kịp thời.
Trong mùa mưa bão hàng năm, Philippines phải hứng chịu trung bình khoảng 20 cơn bão, và Haiyan là cơn bão số 24 tràn vào nước này.
Năm 2012, cơn bão Bopha tàn phá phía đông nam Philippines, giết chết hơn 1.100 người, khi các cơn gió mạnh thổi tung mái nhà và phá hoại hàng trăm hectare đồn điền trồng chuối.
Năm 2011, cơn bão nhiệt đới Washi ở miền Nam đã làm hơn 1.200 người thiệt mạng vì mưa lớn làm ngập các hòn đảo.