BẮC KINH —
Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Ðộ Shivshankar Menon đang có mặt tại Bắc Kinh để họp với các giới chức cấp cao Trung Quốc bàn về vụ tranh chấp biên giới kéo dài, công cuộc hợp tác phát triển và các vấn đề song phương. Theo tường thuật của thông tín viên VOA Shannon Van Sant, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết ông Menon đã gặp đối tác phía Trung Quốc là ông Ðái Bỉnh Quốc, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì, Ngô Bang Quốc, chủ tịch Quốc Hội và Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Phát ngôn viên Hồng Lỗi nói hai nước đồng ý rằng trong tư cách là hai quốc gia đang phát triển lớn nhất trên thế giới, Trung Quốc và Ấn Ðộ đứng trước các cơ hội phát triển và các thách thức. Ông nói hai nước có thể hợp tác cho sự phát triển chung.
Các cuộc đàm phán giữa Ấn Ðộ và Trung Quốc tập trung phần lớn vào các vụ tranh chấp biên giới. Các chuyên gia nói hai nước đã đạt được rất ít tiến bộ kể từ vòng đàm phán đầu tiên, mà kết quả là hiệp ước năm 2005 về các nguyên tắc hướng dẫn giải quyết biên giới.
Trong giai đoạn thứ nhì của các cuộc đàm phán, các nhà ngoại giao nhắm mục tiêu thành lập một khung sườn cho việc giải quyết vấn đề biên giới. Các vụ tranh chấp biên giới có liên quan đên nhiều ngàn kilomet đất dọc theo biên giới Tây Tạng và Ấn Độ.
Chuyến đi Trung Quốc của ông Shivshankar Menon diễn ra vào lúc căng thẳng gia tăng về vấn đề Biển Đông, một thủy lộ giàu tiềm năng dầu khí. Ấn Độ không phải là nước đòi chủ quyền trong khu vực, nhưng tuần này các giới chức hải quân đã nói họ sẽ bảo vệ các quyền lợi kinh tế và hàng hải của họ ở đó.
Tổng công ty Dầu và Khí đốt thiên nhiên của Ấn Ðộ có dự phần trong một giếng dầu ngoài khơi Việt Nam.
Mặc dầu Trung Quốc có thể đòi chủ quyền các trữ lượng dầu khí trong vùng Biển Đông, ông Thời Ân Hoằng, giáo sư về quan hệ quốc tế tại trường Đại học Nhân Dân, nói nhiệt tình dân tộc chung cuộc sẽ không quyết định được chính sách đối ngoại.
Giáo sư Thời cho rằng các chính khách của cả hai bên đều rất thận trọng và có trách nhiệm. Họ biết rằng Ấn Độ và Trung Quốc có các hiềm khích và nghi ngờ, nhưng sẽ rất khó mà leo thang thành xung đột.
Ấn Độ và Trung Quốc đã khởi sự các cuộc đàm phán biên giới vào năm 2003. Ông Đái Bỉnh Quốc dã từng là đại diện đặc biệt trong tất cả 15 vòng đàm phán tính cho đến nay. Ông Đái Bỉnh Quốc sẽ về hưu vào tháng 3 sang năm; ông Menon đã không họp với bất cứ thành viên nào của ban Thường vụ mới gồm 7 người của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Phát ngôn viên Hồng Lỗi nói hai nước đồng ý rằng trong tư cách là hai quốc gia đang phát triển lớn nhất trên thế giới, Trung Quốc và Ấn Ðộ đứng trước các cơ hội phát triển và các thách thức. Ông nói hai nước có thể hợp tác cho sự phát triển chung.
Các cuộc đàm phán giữa Ấn Ðộ và Trung Quốc tập trung phần lớn vào các vụ tranh chấp biên giới. Các chuyên gia nói hai nước đã đạt được rất ít tiến bộ kể từ vòng đàm phán đầu tiên, mà kết quả là hiệp ước năm 2005 về các nguyên tắc hướng dẫn giải quyết biên giới.
Trong giai đoạn thứ nhì của các cuộc đàm phán, các nhà ngoại giao nhắm mục tiêu thành lập một khung sườn cho việc giải quyết vấn đề biên giới. Các vụ tranh chấp biên giới có liên quan đên nhiều ngàn kilomet đất dọc theo biên giới Tây Tạng và Ấn Độ.
Chuyến đi Trung Quốc của ông Shivshankar Menon diễn ra vào lúc căng thẳng gia tăng về vấn đề Biển Đông, một thủy lộ giàu tiềm năng dầu khí. Ấn Độ không phải là nước đòi chủ quyền trong khu vực, nhưng tuần này các giới chức hải quân đã nói họ sẽ bảo vệ các quyền lợi kinh tế và hàng hải của họ ở đó.
Tổng công ty Dầu và Khí đốt thiên nhiên của Ấn Ðộ có dự phần trong một giếng dầu ngoài khơi Việt Nam.
Mặc dầu Trung Quốc có thể đòi chủ quyền các trữ lượng dầu khí trong vùng Biển Đông, ông Thời Ân Hoằng, giáo sư về quan hệ quốc tế tại trường Đại học Nhân Dân, nói nhiệt tình dân tộc chung cuộc sẽ không quyết định được chính sách đối ngoại.
Giáo sư Thời cho rằng các chính khách của cả hai bên đều rất thận trọng và có trách nhiệm. Họ biết rằng Ấn Độ và Trung Quốc có các hiềm khích và nghi ngờ, nhưng sẽ rất khó mà leo thang thành xung đột.
Ấn Độ và Trung Quốc đã khởi sự các cuộc đàm phán biên giới vào năm 2003. Ông Đái Bỉnh Quốc dã từng là đại diện đặc biệt trong tất cả 15 vòng đàm phán tính cho đến nay. Ông Đái Bỉnh Quốc sẽ về hưu vào tháng 3 sang năm; ông Menon đã không họp với bất cứ thành viên nào của ban Thường vụ mới gồm 7 người của đảng Cộng sản Trung Quốc.