Liên Hiệp châu Âu EU và Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc, FAO, tài trợ cho chương trình với tổn phí 6,7 triệu đôla này.
Bà Wendy Mann thuộc FAO là cố vấn đặc biệt cho dự án được gọi là Canh tác Thông minh dựa vào Khí hậu – Vận dụng sự điều phối giữa sự giảm thiểu, thích ứng và an ninh Lương thực. Bà giải thích:
“Canh tác thông minh dựa vào khí hậu được định nghĩa là tăng trưởng trong thu nhập canh tác và sản xuất để hỗ trợ cho an ninh lương thực và giảm nghèo. Và để đạt được mục tiêu này cần phải hòa nhập sự thích ứng cần thiết đối với các điều kiện khí hậu thay đổi, nhưng cũng tìm cách vận dụng các lợi ích của việc có thể giảm thiểu, nhờ đó đem lại sự tài trợ cho một số mục tiêu phát triển nông nghiệp của các nước vừa kể.”
FAO coi Zambia và Malawi là các nước đang phát triển với thu nhập thấp. Tuy nhiên, các nước này đã có các chính sách thích nghi với sự biến đổi khí hậu dựa nhiều vào nông nghiệp.
Bà Mann nói Việt Nam có những lý do khác để tham gia vào dự án trong 3 năm này:
“Việt Nam đã biến đổi từ một nước nhập khẩu qua một nước xuất khẩu gạo. Do đó họ đã có một mức độ thành công nhất định trong khu vực nông nghiệp. Nhưng họ rất lo lắng và quan tâm về tác động của những biến đổi khí hậu, đặc biệt là tình trạng mực nước biển dâng cao trong vùng châu thổ sông Mekong, là một trong các khu vực trồng lúa lớn. Vì thế, họ lo sợ sẽ bị tụt hậu.”
Malawi, Zambia và Việt Nam sẽ điều chỉnh các chính sách về nông nghiệp tùy theo nhu cầu riêng của mình.
Bà Mann nói FAO và EU không trông đợi một chính sách chung cho việc canh tác thông minh dựa vào khí hậu. Bà nói:
“Dứt khoát không như thế. Chúng tôi đã nói rất rõ ràng trong văn kiện về dự án và trong nhiều thứ khác mà chúng tôi đã ghi trong văn bản rằng không có kế hoạch và các nước sẽ tùy nghi xác định việc thực thi dự án về mặt thi hành thực tế, chính sách và các sắp xếp tài trợ. Bởi vì dự án gần như xuyên suốt qua vấn đề an ninh lượng thực, phát triển và biến đổi khí hậu, nên cũng có các cơ chế tài trợ khác nhau. Và làm thế nào để kết hợp tốt nhất các cơ chế này?”
Cố vấn đặc biệt của FAO nói thông tin thu thập được ở cấp bậc địa phương có thể có ảnh hưởng ở tầm vóc quốc tế. Bà Mann nói:
“Chúng tôi cũng hy vọng các nước xây dựng khả năng và sự tín nhiệm để ứng phó với một số vấn đề này, và giúp cho các cuộc thương nghị về quy ước biến đổi khí hậu quốc tế xúc tiến nhanh chóng hơn, vì gần đây tiến trình đó đã hơi khựng lại.”
Bà Mann nói, chung cuộc, chính người làm nông nghiệp sẽ thúc đẩy các chính sách mới với sự hỗ trợ của các chính phủ và các cơ quan khác nhau.
Malawi, Zambia và Việt Nam sẽ tham gia một dự án mới để chuyển qua canh tác thông minh dựa vào khí hậu. Mục tiêu là để giúp các nông gia thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1