Đường dẫn truy cập

Châu Âu lại trở thành ‘tâm dịch’ COVID-19


COVID-19 quay trở lại khiến một số chính phủ châu Âu xem xét áp dụng các biện pháp phong toả, khi số lượng người du hành tăng lên trong dịp nghỉ lễ và Giáng sinh sắp tới.
COVID-19 quay trở lại khiến một số chính phủ châu Âu xem xét áp dụng các biện pháp phong toả, khi số lượng người du hành tăng lên trong dịp nghỉ lễ và Giáng sinh sắp tới.

Việc châu Âu lại trở thành tâm dịch COVID-19 đang khiến một số chính phủ phải xem xét áp dụng lại các biện pháp phong toả trong thời gian sắp đến Giáng sinh, và gây ra tranh cãi về việc liệu chỉ tiêm vaccine thôi thì có đủ để chế ngự COVID-19 hay không.

Theo thống kê của Reuters, chỉ trong 7 ngày, châu Âu đã chiếm hơn một nửa số ca nhiễm trung bình trên toàn cầu và chiếm khoảng một nửa số ca tử vong mới nhất, mức cao nhất kể từ tháng 4 năm ngoái khi virus ở mức đỉnh điểm ban đầu ở Ý.

Những lo ngại mới xuất hiện khi các chiến dịch tiêm chủng thành công vẫn tiếp tục diễn ra trước những tháng mùa đông và mùa cúm.

Khoảng 65% dân số của Khu vực kinh tế châu Âu (EEA) - bao gồm Liên minh châu Âu, Iceland, Liechtenstein và Na Uy - đã nhận được hai liều thuốc, theo số liệu của EU, nhưng tốc độ đã chậm lại trong những tháng gần đây.

Tỷ lệ ở các nước Nam Âu là khoảng 80%, nhưng sự chần chừ đã cản trở việc triển khai ở các nước Trung và Đông Âu và Nga, dẫn đến các đợt bùng phát có thể áp đảo hệ thống chăm sóc y tế.

Đức, Pháp và Hà Lan cũng đang trải qua tình trang gia tăng các ca nhiễm, cho thấy thách thức đề ra ngay cả đối với các chính phủ có tỷ lệ tiêm chủng cao.

Một điều chắc chắn là số ca nhập viện và tử vong thấp hơn nhiều so với một năm trước, và sự khác biệt lớn giữa các quốc gia trong việc sử dụng vaccine và thuốc tăng cường cũng như các biện pháp như giãn cách xã hội khiến cho khó có thể đưa ra kết luận cho toàn khu vực.

Nhưng sự kết hợp giữa tỷ lệ tiêm vaccine thấp ở một số khu vực, làm suy giảm khả năng miễn dịch ở những người được tiêm sớm và việc không đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách khi các chính phủ nới lỏng các biện pháp phòng dịch trong mùa hè có thể là nguyên nhân, theo lời các nhà virus học và chuyên gia y tế công cộng nói với Reuters.

Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới trong tuần lễ tính đến ngày 7/11 cho thấy châu Âu, bao gồm cả Nga, là khu vực duy nhất ghi nhận mức tăng ca bệnh (tăng 7%) trong khi các khu vực khác ghi nhận xu hướng giảm hoặc ổn định.

Tương tự, châu Âu cũng ghi nhận số người tử vong tăng 10%, trong khi các khu vực khác đều báo cáo giảm.

Các nhà khoa học cho biết, hầu hết các nước EU đang triển khai tiêm bổ sung cho người cao tuổi và những người có hệ thống miễn dịch yếu, nhưng họ cho rằng việc mở rộng tiêm chủng cho nhiều người hơn nên được ưu tiên để tránh các biện pháp như phong toả.

Hiện Cơ quan quản lý dược phẩm của EU cũng đang đánh giá việc sử dụng vaccine Pfizer/BioNTech ở trẻ em từ 5 đến 11 tuổi.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG