Lãnh tụ dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi đến Hoa Kỳ trong chuyến du hành nước ngoài thứ nhì kể từ khi được trả tự do sau hai thập niên bị giam cầm. Bà sẽ ghé thăm thủ đô Washington, New York và hai tiểu bang Kentucky và Indiana. Theo tường thuật của thông tín viên Brian Padden của đài VOA, chuyến đi của bà Suu Kyi diễn ra trong lúc chính phủ Mỹ định nới lỏng thêm các biện pháp chế tài Miến Điện.
Trong năm qua, bà Aung San Suu Kyi đã chuyển đổi từ nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất của Miến Điện thành một thành viên của quốc hội nước này.
Tại Washington, bà sẽ nhận Huy chương Vàng Quốc hội, vinh dự cao quý nhất của quốc hội Mỹ dành cho những nhân vật dân sự.
Các tổ chức nhân quyền cho biết việc bà Suu Kyi được trả tự do năm 2010 sau hai thập niên bị giam cầm, cuộc bầu cử quốc hội diễn ra trong cùng năm đó và việc phóng thích hàng trăm tù nhân chính trị là những tiến bộ rất lớn hướng tới chỗ chấm dứt chế độ cai trị độc tài đàn áp ở Miến Điện. Trong những năm đầu thập niên 1990 Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp chế tài sau khi tập đoàn tướng lãnh không chịu trao quyền cho một quốc hội được bầu ra một cách dân chủ, đàn áp thô bạo những cuộc biểu tình phản kháng của dân chúng và những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng khác.
Tổng thống Thein Sein lên nắm quyền hồi năm ngoái và đã thực hiện những biện pháp cải cách này với hy vọng là các biện pháp chế tài sẽ được tháo dỡ. Nhưng ông Tom Malinowski, Giám đốc tổ chức Human Rights Watch ở Washington, nói rằng bà Suu Kyi đã hô hào cho một sự hồi đáp có tính chất thận trọng hơn.
Ông Malinowski nói: "Bà ấy ủng hộ cho việc tháo dỡ một cách tuần tự các biện pháp chế tài Miến Điện. Chúng tôi cũng vậy. Vấn đề là tiến trình đó diễn ra theo thứ tự trước sau như thế nào và làm thế nào để tiến trình đó được dùng để tạo ra thêm những động lực để Miến Điện thực hiện thêm các biện pháp cải cách."
Một số các biện pháp chế tài đã được nới lỏng. Mới đây Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã hướng dẫn một phái đoàn thương mại để thúc đẩy cho các hoạt động đầu tư vào Miến Điện. Và sự trợ giúp quốc tế cùng với các chương trình huấn luyện đang được thiết lập.
Mặc dù vậy, ông Malinowski nói rằng Hoa Kỳ cần phải tiếp tục gây áp lực để đòi chính phủ Miến Điện tiến hành hòa giải với các nhóm sắc tộc bị đàn áp, trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị, và quan trọng hơn cả là hạn chế quyền hành của quân đội.
Ông Malinowski cho biết: "Vấn đề quân đội có từ bỏ những quyền hạn rất lớn mà họ vẫn nắm giữù đối với hầu hết các khía cạnh sinh hoạt ở Miến Điện hay không vẫn còn là một vấn đề chưa có gì rõ ràng. Đó là cuộc trắc nghiệm thật sự và chúng tôi chưa thấy được Miến Điện có vượt qua cuộc trắc nghiệm đó hay không."
Ông Malinowski cho biết chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của bà Suu Kyi là một bước đi đúng hướng và là một dấu hiệu cho thấy sự chủ động giao tiếp có điều kiện với Miến Điện đang mang lại kết quả tốt.
Trong năm qua, bà Aung San Suu Kyi đã chuyển đổi từ nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất của Miến Điện thành một thành viên của quốc hội nước này.
Tại Washington, bà sẽ nhận Huy chương Vàng Quốc hội, vinh dự cao quý nhất của quốc hội Mỹ dành cho những nhân vật dân sự.
Các tổ chức nhân quyền cho biết việc bà Suu Kyi được trả tự do năm 2010 sau hai thập niên bị giam cầm, cuộc bầu cử quốc hội diễn ra trong cùng năm đó và việc phóng thích hàng trăm tù nhân chính trị là những tiến bộ rất lớn hướng tới chỗ chấm dứt chế độ cai trị độc tài đàn áp ở Miến Điện. Trong những năm đầu thập niên 1990 Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp chế tài sau khi tập đoàn tướng lãnh không chịu trao quyền cho một quốc hội được bầu ra một cách dân chủ, đàn áp thô bạo những cuộc biểu tình phản kháng của dân chúng và những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng khác.
Tổng thống Thein Sein lên nắm quyền hồi năm ngoái và đã thực hiện những biện pháp cải cách này với hy vọng là các biện pháp chế tài sẽ được tháo dỡ. Nhưng ông Tom Malinowski, Giám đốc tổ chức Human Rights Watch ở Washington, nói rằng bà Suu Kyi đã hô hào cho một sự hồi đáp có tính chất thận trọng hơn.
Ông Malinowski nói: "Bà ấy ủng hộ cho việc tháo dỡ một cách tuần tự các biện pháp chế tài Miến Điện. Chúng tôi cũng vậy. Vấn đề là tiến trình đó diễn ra theo thứ tự trước sau như thế nào và làm thế nào để tiến trình đó được dùng để tạo ra thêm những động lực để Miến Điện thực hiện thêm các biện pháp cải cách."
Một số các biện pháp chế tài đã được nới lỏng. Mới đây Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã hướng dẫn một phái đoàn thương mại để thúc đẩy cho các hoạt động đầu tư vào Miến Điện. Và sự trợ giúp quốc tế cùng với các chương trình huấn luyện đang được thiết lập.
Mặc dù vậy, ông Malinowski nói rằng Hoa Kỳ cần phải tiếp tục gây áp lực để đòi chính phủ Miến Điện tiến hành hòa giải với các nhóm sắc tộc bị đàn áp, trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị, và quan trọng hơn cả là hạn chế quyền hành của quân đội.
Ông Malinowski cho biết: "Vấn đề quân đội có từ bỏ những quyền hạn rất lớn mà họ vẫn nắm giữù đối với hầu hết các khía cạnh sinh hoạt ở Miến Điện hay không vẫn còn là một vấn đề chưa có gì rõ ràng. Đó là cuộc trắc nghiệm thật sự và chúng tôi chưa thấy được Miến Điện có vượt qua cuộc trắc nghiệm đó hay không."
Ông Malinowski cho biết chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của bà Suu Kyi là một bước đi đúng hướng và là một dấu hiệu cho thấy sự chủ động giao tiếp có điều kiện với Miến Điện đang mang lại kết quả tốt.