Chương trình gây giống gấu trúc của Trung Quốc phần lớn là thành công, với việc có nhiều con gấu trúc rất dễ thương đang được nuôi tại các sở thú trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ. Tuy nhiên, theo một nhà khoa học người Mỹ nổi tiếng và là người mạnh mẽ ủng hộ chương trình bảo tồn gấu trúc, chương trình này gặp phải một số khó khăn khi muốn đưa gấu trúc vào môi trường hoang dã. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết dựa theo tường thuật của thông tín viên VOA Ron Corben.
Các nỗ lực để cứu loài gấu trúc đã được tăng cường vào thập niên 1980 với việc thành lập một địa điểm nghiên cứu để gây giống gấu trúc tại thành phố Thành Đô của tỉnh Tứ Xuyên ở Trung Quốc.
Chương trình này bắt đầu vào năm 1987 với 6 con gấu trúc. Nhưng giờ đây chương trình gây giống thành công này đã giúp cho số gấu trúc nuôi chuồng vượt mức 300 con, trong khi có từ 1.600 đến 2.000 con sinh sống trong môi trường tự nhiên.
Loài gấu trúc, có thời là một loại động vật ăn thịt, hầu như lệ thuộc hoàn toàn vào tre trúc để sống và tập trung ở 3 tỉnh Tứ Xuyên, Thiểm Tây, và Cam Túc của Trung Quốc.
Tiến Sĩ Hầu Dung, một nhà nghiên cứu cấp cao của Quỹ Nghiên cứu Thành Đô, cho biết chương trình này đã vượt chỉ tiêu đề ra lúc đầu là có được 300 con gấu trúc nuôi chuồng.
Ông Hầu cho biết: "Giờ đây chúng tôi đã gầy dựng được một số lượng gấu trúc nhiều tới mức có khả năng duy trì lâu bền. Lúc đầu việc này rất là khó. Nhưng bây giờ chúng tôi đã giải quyết được nhiều vấn đề trong chương trình gây giống và nhờ vậy mà số gấu trúc nuôi chuồng đã gia tăng."
Tiến sĩ Hầu Dung nói rằng bước kế tiếp là đưa những con gấu trúc nuôi chuồng đến sinh sống ở những nơi hoang dã. Nhưng bà thừa nhận rằng những chương trình này đối mặt với rất nhiều thách thức.
Ông Hầu nói: "Những chú gấu trúc của chúng tôi đã sống trong chuồng qua 5 thế hệ. Vì vậy những con gấu mẹ không biết cách sống ở nơi hoang dã. Đây là một thách thức đối với chúng tôi."
Chương trình đưa gấu nuôi chuồng vào môi trường thiên nhiên đã bị tạm ngưng sau cái chết của chú gấu đực Tường Tường, được thả vào rừng năm 2006. Chú gấu này qua đời một năm sau đó vì bị gấu hoang tấn công.
Tiến sĩ George Schaller là một nhà môi sinh học động vật và là hội viên của Hội Bảo tồn Sinh vật Hoang dã có trụ sở chính ở New York.
Ông Schaller đã đến vùng Tiền Đường của Trung Quốc vào năm 1988 để nghiên cứu về gấu trúc. Ông cũng đã ấn hành các bài khảo cứu về gấu trúc và đóng một vai trò then chốt trong việc khuyến khích Trung Quốc phát triển một chương trình bảo tồn gấu trúc.
Tiến sĩ Schaller nói rằng chương trình tái định cư gấu trúc cần được xúc tiến sau khi bị đình chỉ vì cái chết của chú gấu Tường Tường. Ông nói rằng không có lý do gì để tiếp tục nuôi chuồng một số gấu đông đảo như vậy.
Ông Schaller nhận xét: "Nói chung thì Trung Quốc đã có cố gắng. Nhưng hiện giờ chúng ta có chừng 350 gấu trúc nuôi chuồng, và không có lý do gì để biện minh cho việc nuôi nhiều như vậy. Họ nên tiến hành một nỗ lực thật sự để tái định cư số gấu này ở những khu vực có rừng tốt, những khu vực được bảo vệ tốt và là những nơi không còn hoặc hầu như không còn gấu trúc. Tôi nghĩ rằng đó không phải là một việc khó khăn. Chúng ta chỉ cần một ít ý chí, thời giờ và cố gắng."
Tiến sĩ Schaller cho biết việc thiếu tiến bộ của chương trình này dường như phát xuất từ mối quan tâm của chính quyền Trung Quốc là họ có thể bị chỉ trích nếu có thêm những chú gấu trúc thiệt mạng sau khi được thả vào rừng. Ông cho biết chú gấu Tường Tường được thả vào một khu vực có nhiều gấu rừng hoang. Ông nói thêm rằng Trung Quốc có thể nhận được rất nhiều sự trợ giúp của quốc tế để thả gấu nuôi chuồng vào rừng.
Nỗ lực bảo tồn gấu trúc đã phục hồi tình trạng cân bằng với sự can thiệp của con người và khoa học, nhưng theo Tiến sĩ George Schaller, đã tới lúc chúng ta nên bắt đầu gầy dựng lại các cộng đồng gấu trúc trong rừng thay vì tiếp tục nuôi chúng trong chuồng như hiện nay.
Các nỗ lực để cứu loài gấu trúc đã được tăng cường vào thập niên 1980 với việc thành lập một địa điểm nghiên cứu để gây giống gấu trúc tại thành phố Thành Đô của tỉnh Tứ Xuyên ở Trung Quốc.
Chương trình này bắt đầu vào năm 1987 với 6 con gấu trúc. Nhưng giờ đây chương trình gây giống thành công này đã giúp cho số gấu trúc nuôi chuồng vượt mức 300 con, trong khi có từ 1.600 đến 2.000 con sinh sống trong môi trường tự nhiên.
Loài gấu trúc, có thời là một loại động vật ăn thịt, hầu như lệ thuộc hoàn toàn vào tre trúc để sống và tập trung ở 3 tỉnh Tứ Xuyên, Thiểm Tây, và Cam Túc của Trung Quốc.
Tiến Sĩ Hầu Dung, một nhà nghiên cứu cấp cao của Quỹ Nghiên cứu Thành Đô, cho biết chương trình này đã vượt chỉ tiêu đề ra lúc đầu là có được 300 con gấu trúc nuôi chuồng.
Ông Hầu cho biết: "Giờ đây chúng tôi đã gầy dựng được một số lượng gấu trúc nhiều tới mức có khả năng duy trì lâu bền. Lúc đầu việc này rất là khó. Nhưng bây giờ chúng tôi đã giải quyết được nhiều vấn đề trong chương trình gây giống và nhờ vậy mà số gấu trúc nuôi chuồng đã gia tăng."
Tiến sĩ Hầu Dung nói rằng bước kế tiếp là đưa những con gấu trúc nuôi chuồng đến sinh sống ở những nơi hoang dã. Nhưng bà thừa nhận rằng những chương trình này đối mặt với rất nhiều thách thức.
Ông Hầu nói: "Những chú gấu trúc của chúng tôi đã sống trong chuồng qua 5 thế hệ. Vì vậy những con gấu mẹ không biết cách sống ở nơi hoang dã. Đây là một thách thức đối với chúng tôi."
Chương trình đưa gấu nuôi chuồng vào môi trường thiên nhiên đã bị tạm ngưng sau cái chết của chú gấu đực Tường Tường, được thả vào rừng năm 2006. Chú gấu này qua đời một năm sau đó vì bị gấu hoang tấn công.
Tiến sĩ George Schaller là một nhà môi sinh học động vật và là hội viên của Hội Bảo tồn Sinh vật Hoang dã có trụ sở chính ở New York.
Ông Schaller đã đến vùng Tiền Đường của Trung Quốc vào năm 1988 để nghiên cứu về gấu trúc. Ông cũng đã ấn hành các bài khảo cứu về gấu trúc và đóng một vai trò then chốt trong việc khuyến khích Trung Quốc phát triển một chương trình bảo tồn gấu trúc.
Tiến sĩ Schaller nói rằng chương trình tái định cư gấu trúc cần được xúc tiến sau khi bị đình chỉ vì cái chết của chú gấu Tường Tường. Ông nói rằng không có lý do gì để tiếp tục nuôi chuồng một số gấu đông đảo như vậy.
Ông Schaller nhận xét: "Nói chung thì Trung Quốc đã có cố gắng. Nhưng hiện giờ chúng ta có chừng 350 gấu trúc nuôi chuồng, và không có lý do gì để biện minh cho việc nuôi nhiều như vậy. Họ nên tiến hành một nỗ lực thật sự để tái định cư số gấu này ở những khu vực có rừng tốt, những khu vực được bảo vệ tốt và là những nơi không còn hoặc hầu như không còn gấu trúc. Tôi nghĩ rằng đó không phải là một việc khó khăn. Chúng ta chỉ cần một ít ý chí, thời giờ và cố gắng."
Tiến sĩ Schaller cho biết việc thiếu tiến bộ của chương trình này dường như phát xuất từ mối quan tâm của chính quyền Trung Quốc là họ có thể bị chỉ trích nếu có thêm những chú gấu trúc thiệt mạng sau khi được thả vào rừng. Ông cho biết chú gấu Tường Tường được thả vào một khu vực có nhiều gấu rừng hoang. Ông nói thêm rằng Trung Quốc có thể nhận được rất nhiều sự trợ giúp của quốc tế để thả gấu nuôi chuồng vào rừng.
Nỗ lực bảo tồn gấu trúc đã phục hồi tình trạng cân bằng với sự can thiệp của con người và khoa học, nhưng theo Tiến sĩ George Schaller, đã tới lúc chúng ta nên bắt đầu gầy dựng lại các cộng đồng gấu trúc trong rừng thay vì tiếp tục nuôi chúng trong chuồng như hiện nay.