Đường dẫn truy cập

Chuông nhà thờ bị lính Mỹ lấy làm chiến lợi phẩm trả lại cho chủ cũ   


Nhân viên của Không quân Philippines tháo dỡ những chiếc chuông Balangiga sau khi chuông về tới Căn cứ Không quân Villamor ở Pasay, Manila, Philippines ngày 11/12/2018. REUTERS/Erik De Castro -
Nhân viên của Không quân Philippines tháo dỡ những chiếc chuông Balangiga sau khi chuông về tới Căn cứ Không quân Villamor ở Pasay, Manila, Philippines ngày 11/12/2018. REUTERS/Erik De Castro -

Những chiếc chuông nhà thờ bị lính Mỹ lấy đi làm chiến lợi phẩm cách đây hơn một thế kỷ đã về tới Philippines hôm thứ Ba 11/12, chấm dứt nỗ lực kéo dài nhiều thập kỷ của Manila, đòi lại một số biểu tượng nổi tiếng nhất chống lại chủ nghĩa thực dân Mỹ.

“Những chiếc chuông Balangiga” được đưa bằng máy bay vận tải quân sự đáp xuống căn cứ không quân Manila trước khi được chính thức hoàn trả lại cho một nhà thờ ở Samar, hòn đảo trung tâm nơi quân đội Mỹ tàn sát hàng trăm, có thể hàng ngàn người Philippines để trả thù một cuộc phục kích đã giết chết 48 đồng đội của họ hồi năm 1901.

Phát biểu trên đài truyền hình địa phương, Linh mục giáo xứ Balangiga Lentoy Tybaco nói.

“Tôi vừa cảm thấy phấn khích vừa cảm thấy xúc động. Cuối cùng thì chúng tôi đã được nhìn lại được những chiếc chuông.”

Trong số những chiếc chuông đó, một chiếc được trưng bày tại một căn cứ không quân ở bang Utah, một chiếc tại một bảo tàng quân đội Mỹ ở Hàn Quốc.

Tư liệu- Hai trong số các chuông Balangiga được trưng bày tại Căn cứ không quân Warren bên ngoài Cheyenne, Wyo. Ảnh chụp vào tháng 5/2001,
Tư liệu- Hai trong số các chuông Balangiga được trưng bày tại Căn cứ không quân Warren bên ngoài Cheyenne, Wyo. Ảnh chụp vào tháng 5/2001,

Những chiếc chuông đã trở về cố chủ sau nhiều năm vận động hành lang của các cựu tổng thống, linh mục và các nhà sử học Philippines, trong khi nhiều cựu chiến binh và các nhà lập pháp bang Utah phản đối việc dỡ bỏ một đài tưởng niệm chiến tranh, dẫn đến luật cấm tháo dỡ những chiếc chuông này.

Những trận chiến ở Balangiga diễn ra vào cuối chiến tranh Philippines 1899-1902, đánh dấu một trong những chương đen tối nhất của chủ nghĩa thực dân Mỹ.

Các nhà sử học nói tiếng chuông đã vang lên để báo hiệu khởi đầu của cuộc tấn công bất ngờ nhắm vào các lực lượng Mỹ, sau đó quân đội Mỹ trả thù bằng một vụ thảm sát, trong đó các nạn nhân gồm cả phụ nữ và trẻ em.

“Quân đội của hai nước chúng ta đã từng chiến đấu bên nhau, đổ máu bên nhau, đôi khi chết cùng với nhau. Trong tư cách là đồng minh và là bạn của Philippines, chúng tôi sẽ mãi mãi vinh danh và tôn trọng lịch sử chung của chúng ta.”
Đại sứ Hoa Kỳ tại Philippines, Sung Kim

Năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis hứa với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte rằng ông sẽ thúc đẩy mạnh mẽ để những chiếc chuông được trả lại cho Philippines, điều mà Duterte đã đòi hỏi trong bài diễn văn hàng năm gửi đến quốc dân.

Động thái này có thể giúp xoa dịu Duterte, người đã thường xuyên lên tiếng đả kích Washington, bất chấp liên minh quốc phòng chặt chẽ giữa Mỹ và Philippines.

Ông Duterter lên án những gì ông mà theo ông là lịch sử về sự giả dối, kiêu ngạo và can thiệp chính trị của Mỹ.

Dueterte vẫn chưa đến thăm Hoa Kỳ trong tư cách là tổng thống.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Philippines, ông Sung Kim nói trả lại những chiếc chuông Balengiga cho Philippines được coi rộng rãi là “điều đúng đắn phải làm.”

Đại sứ Kim nói với tờ Philippines Star: “Quân đội của hai nước chúng ta đã từng chiến đấu bên nhau, đổ máu bên nhau, đôi khi chết cùng với nhau. Trong tư cách là đồng minh và là bạn của Philippines, chúng tôi sẽ mãi mãi vinh danh và tôn trọng lịch sử chung của chúng ta.”

VOA Express

XS
SM
MD
LG