SEOUL —
Một tổ chức nhân quyền cho biết những hình ảnh mới do vệ tinh chụp được cho thấy Bắc Triều Tiên đang làm mờ lằn ranh giữa các trại tù và dân chúng ở xung quanh. Từ Seoul, thông tín viên Steve Herman của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Những hình ảnh chụp từ vệ tinh thương mại mà Hội Ân xá Quốc tế có được cho thấy Bắc Triều Tiên đã nới rộng chu vi của một trại tù khổng lồ, nằm cách thủ đô Bình Nhưỡng 70 kilomét về hướng bắc.
Tổ chức nhân quyền này hôm nay công bố một bản báo cáo có kèm theo những hình ảnh của khu vực Trại tù 14. Họ cho biết những hình ảnh này cho thấy trong 7 năm qua các trạm gác và chòi canh đã được nới rộng để bao gồm một khu vực có đường kính 20 kilo mét ở thung lũng Choma-Bong và cư dân ở vùng này.
Bà Roseanne Rife, Giám đốc bộ phận Đông Á của Hội Ân xá Quốc tế ở Hồng Kông, cho đài VOA biết rằng sự kiểm soát đối với dân chúng xung quanh trại tù đã được siết chặt, khiến cho qui chế của cư dân trong vùng này trở thành không rõ ràng.
Bà Rife nói: "Gần các mỏ cũng có những đơn vị gia cư mới, và điều này có thể là dấu hiệu cho thấy họ đã gia tăng số người làm việc ở các mỏ. Và sự kiện những người đó bị vây kín trong chu vi này đã gây nên mối lo ngại là họ đang bị ép buộc phải làm việc ở các mỏ như một khối người lao động cưỡng bức. Và điều mà chúng tôi nhận thấy ở khối người lao động cưỡng bức là những điều kiện rất giống nô lệ."
Các chuyên gia ước tính rằng có tới hàng trăm ngàn người, kể cả trẻ em, đang bị giam giữ trong một mạng lưới trại tù ở quốc gia cô lập và nghèo khó này. Những người đào tị đã thuật lại những điều kiện vô cùng tệ hại, bao gồm những vụ xử tử, tra tấn, hãm hiếp và bị buộc phải lao động như nô lệ.
Thứ hai tới đây, Ủy ban Nhân quyền Liên hiệp quốc sẽ mở một phiên họp ở Geneve. Tại phiên họp này, Ủy ban Nhân quyền sẽ chính thức tiếp nhận một bản phúc trình của báo cáo viên đặc biệt, đề cập tới những vụ vi phạm nhân quyền “nghiêm trọng, có hệ thống và tràn lan” ở Bắc Triều Tiên.
Một nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên đã bác bỏ bản phúc trình trước khi văn kiện này được công bố, và cho rằng đây là một sản phẩm được tạo ra bởi ý đồ xấu xa của những nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước thuộc Liên hiệp Âu châu.
Cao ủy trưởng Nhân quyền Liên hiệp quốc Navi Pillay đã lên tiếng yêu cầu thực hiện một cuộc điều tra quốc tế. Bà nói rằng không nên để cho vấn đề này bị che phủ bởi những mối quan tâm về các hoạt động phát triển vũ khí hạt nhân và phi đạn đạn đạo của Bắc Triều Tiên.
Bà Roseanne Rife tán đồng nhận định vừa kể.
Bà nói: "Tuy không ai có thể phủ nhận là có những vấn đề nghiêm trọng về an ninh ở đây, nhưng chúng ta cần phải đặt vấn đề nhân quyền lên trên tất cả. Tôi nghĩ rằng khi bàn tới vấn đề chế tài chúng ta phải làm thế nào để cho các biện pháp đó không làm gia tăng những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng hiện đang xảy ra ở Bắc Triều Tiên."
Bà Rife cũng bày tỏ sự lo ngại là viện trợ nhân đạo trong lúc Bắc Triều Tiên xảy ra một vụ khủng hoảng lương thực có thể trở thành một lá bài mặc cả trong cuộc tranh luận chính trị đang tiếp diễn về vấn đề an ninh.
Theo dự liệu, xế ngày hôm nay Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc sẽ áp đặt những biện pháp chế tài mới, nghiêm khắc hơn đối với Bắc Triều Tiên sau khi nhà cầm quyền Bình Nhưỡng vi phạm các nghị quyết hiện hành qua việc thực hiện những vụ thử nghiệm hạt nhân và phi đạn tầm xa.
Những hình ảnh chụp từ vệ tinh thương mại mà Hội Ân xá Quốc tế có được cho thấy Bắc Triều Tiên đã nới rộng chu vi của một trại tù khổng lồ, nằm cách thủ đô Bình Nhưỡng 70 kilomét về hướng bắc.
Tổ chức nhân quyền này hôm nay công bố một bản báo cáo có kèm theo những hình ảnh của khu vực Trại tù 14. Họ cho biết những hình ảnh này cho thấy trong 7 năm qua các trạm gác và chòi canh đã được nới rộng để bao gồm một khu vực có đường kính 20 kilo mét ở thung lũng Choma-Bong và cư dân ở vùng này.
Bà Roseanne Rife, Giám đốc bộ phận Đông Á của Hội Ân xá Quốc tế ở Hồng Kông, cho đài VOA biết rằng sự kiểm soát đối với dân chúng xung quanh trại tù đã được siết chặt, khiến cho qui chế của cư dân trong vùng này trở thành không rõ ràng.
Bà Rife nói: "Gần các mỏ cũng có những đơn vị gia cư mới, và điều này có thể là dấu hiệu cho thấy họ đã gia tăng số người làm việc ở các mỏ. Và sự kiện những người đó bị vây kín trong chu vi này đã gây nên mối lo ngại là họ đang bị ép buộc phải làm việc ở các mỏ như một khối người lao động cưỡng bức. Và điều mà chúng tôi nhận thấy ở khối người lao động cưỡng bức là những điều kiện rất giống nô lệ."
Các chuyên gia ước tính rằng có tới hàng trăm ngàn người, kể cả trẻ em, đang bị giam giữ trong một mạng lưới trại tù ở quốc gia cô lập và nghèo khó này. Những người đào tị đã thuật lại những điều kiện vô cùng tệ hại, bao gồm những vụ xử tử, tra tấn, hãm hiếp và bị buộc phải lao động như nô lệ.
Thứ hai tới đây, Ủy ban Nhân quyền Liên hiệp quốc sẽ mở một phiên họp ở Geneve. Tại phiên họp này, Ủy ban Nhân quyền sẽ chính thức tiếp nhận một bản phúc trình của báo cáo viên đặc biệt, đề cập tới những vụ vi phạm nhân quyền “nghiêm trọng, có hệ thống và tràn lan” ở Bắc Triều Tiên.
Một nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên đã bác bỏ bản phúc trình trước khi văn kiện này được công bố, và cho rằng đây là một sản phẩm được tạo ra bởi ý đồ xấu xa của những nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước thuộc Liên hiệp Âu châu.
Cao ủy trưởng Nhân quyền Liên hiệp quốc Navi Pillay đã lên tiếng yêu cầu thực hiện một cuộc điều tra quốc tế. Bà nói rằng không nên để cho vấn đề này bị che phủ bởi những mối quan tâm về các hoạt động phát triển vũ khí hạt nhân và phi đạn đạn đạo của Bắc Triều Tiên.
Bà Roseanne Rife tán đồng nhận định vừa kể.
Bà nói: "Tuy không ai có thể phủ nhận là có những vấn đề nghiêm trọng về an ninh ở đây, nhưng chúng ta cần phải đặt vấn đề nhân quyền lên trên tất cả. Tôi nghĩ rằng khi bàn tới vấn đề chế tài chúng ta phải làm thế nào để cho các biện pháp đó không làm gia tăng những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng hiện đang xảy ra ở Bắc Triều Tiên."
Bà Rife cũng bày tỏ sự lo ngại là viện trợ nhân đạo trong lúc Bắc Triều Tiên xảy ra một vụ khủng hoảng lương thực có thể trở thành một lá bài mặc cả trong cuộc tranh luận chính trị đang tiếp diễn về vấn đề an ninh.
Theo dự liệu, xế ngày hôm nay Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc sẽ áp đặt những biện pháp chế tài mới, nghiêm khắc hơn đối với Bắc Triều Tiên sau khi nhà cầm quyền Bình Nhưỡng vi phạm các nghị quyết hiện hành qua việc thực hiện những vụ thử nghiệm hạt nhân và phi đạn tầm xa.