CAIRO —
Phe đối lập vốn đã chia năm xẻ bảy của Syria lại bị xáo trộn thêm nữa, vì người đứng đầu cánh chính trị từ nhiệm.
Ông Ahmed Moaz al-Khatib từ chức chủ tịch của Liên minh Quốc gia Syria hôm Chủ nhật, với tuyên bố là ông sẽ tự do làm việc hơn khi không ở trong bất cứ định chế chính thức nào.
Trên trang Facebook của ông, ông Khatib nói ông đã hứa với nhân dân Syria rằng ông sẽ từ chức nếu các vấn đề đi đến mức mà ông mô tả như ‘làn ranh không thể vượt qua’. Ông không nói rõ chi tiết ngay lúc này.
Ông Khatib được chọn đứng đầu liên minh đối lập chỉ mới 4 tháng trước, một hành động rõ ràng nhằm hợp nhất phe đối lập đầy bè phái.
Tuyên bố từ chức của ông được đưa ra vào lúc Bộ trưởng Ngoại giao của Qatar, Sheikh Hamad bin Jassem bin Jabbar al Thani, hoan nghênh việc liên minh bầu ông Ghassan Hitto là thủ tướng của chính phủ lâm thời.
Ngoại trưởng Qatar gọi vai trò của ông Hitto là bước cần thiết và quan trọng cho việc chuẩn bị cho thời kỳ quá độ của Syria.
Ngoại trưởng Qatar đưa ra nhận định này ở Doha, trước khi hội nghị thượng đỉnh khối Ả Rập sẽ diễn ra vào thứ Ba, mà theo dự kiến tình hình xung đột ở Syria sẽ là vấn đề hàng đầu trong nghị trình.
Phe đối lập Syria chia rẽ sâu sắc về hướng giải quyết cuộc xung đột, mà hiện này đã bước vào năm thứ ba.
Một số người biện giải cho việc đối thoại với chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad, trong khi những người khác ủng hộ giải pháp quân sự.
Trong số những người ủng hộ giải pháp quân sự có các thành viên của nhóm Quân đội Giải phóng Syria, nhiều người trong nhóm này cũng bác bỏ ý kiến có một chính phủ đối lập lâm thời.
Họ nói rằng các lực lượng nổi dậy đã điều hành và quản lý các khu vực với chiến đấu gay go và các khu vực đó đã nằm dưới sự kiểm soát của họ.
Căng thẳng giữa các chiến binh đang có mặt ở trận địa và phe đối lập có cơ sở ở Thổ Nhĩ Kỳ tăng cao bởi thân thế của ông Hitto, người bị xem như ngoại cuộc, nhất là quốc tịch Mỹ của ông.
Giám đốc trung tâm Carnegie nghiên cứu về Trung đông, ông Paul Salem, nói rằng đã có những vấn đề trong phe đối lập ngay từ đầu, giờ đây lại thêm những tranh cãi xoay quanh việc bầu chọn ông Hitto, và sự từ chức của ông Khatib, mà theo lời ông là một diễn tiến không thuận lợi. Ông nhận định:
“Phe đối lập đã rất, rất chia rẽ, không đại diện cho một mặt trận có tính thuyết phục, đối với người Syria đang chiến đấu trong nước lẫn các cộng đồng khu vực hay quốc tế muốn trợ giúp họ.”
Trong khi đó Liên hiệp châu Âu, khối đã ủng hộ phe đối lập về phương diện chính trị, vẫn chia rẽ sau cuộc họp hôm thứ Bảy, không đưa ra quyết định về việc liệu có bãi bỏ cấm vận võ khí hay không, một biện pháp sẽ ho phép đưa võ khí đến cho phe nổi dậy.
Ông Ahmed Moaz al-Khatib từ chức chủ tịch của Liên minh Quốc gia Syria hôm Chủ nhật, với tuyên bố là ông sẽ tự do làm việc hơn khi không ở trong bất cứ định chế chính thức nào.
Trên trang Facebook của ông, ông Khatib nói ông đã hứa với nhân dân Syria rằng ông sẽ từ chức nếu các vấn đề đi đến mức mà ông mô tả như ‘làn ranh không thể vượt qua’. Ông không nói rõ chi tiết ngay lúc này.
Ông Khatib được chọn đứng đầu liên minh đối lập chỉ mới 4 tháng trước, một hành động rõ ràng nhằm hợp nhất phe đối lập đầy bè phái.
Tuyên bố từ chức của ông được đưa ra vào lúc Bộ trưởng Ngoại giao của Qatar, Sheikh Hamad bin Jassem bin Jabbar al Thani, hoan nghênh việc liên minh bầu ông Ghassan Hitto là thủ tướng của chính phủ lâm thời.
Ngoại trưởng Qatar gọi vai trò của ông Hitto là bước cần thiết và quan trọng cho việc chuẩn bị cho thời kỳ quá độ của Syria.
Ngoại trưởng Qatar đưa ra nhận định này ở Doha, trước khi hội nghị thượng đỉnh khối Ả Rập sẽ diễn ra vào thứ Ba, mà theo dự kiến tình hình xung đột ở Syria sẽ là vấn đề hàng đầu trong nghị trình.
Phe đối lập Syria chia rẽ sâu sắc về hướng giải quyết cuộc xung đột, mà hiện này đã bước vào năm thứ ba.
Một số người biện giải cho việc đối thoại với chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad, trong khi những người khác ủng hộ giải pháp quân sự.
Trong số những người ủng hộ giải pháp quân sự có các thành viên của nhóm Quân đội Giải phóng Syria, nhiều người trong nhóm này cũng bác bỏ ý kiến có một chính phủ đối lập lâm thời.
Họ nói rằng các lực lượng nổi dậy đã điều hành và quản lý các khu vực với chiến đấu gay go và các khu vực đó đã nằm dưới sự kiểm soát của họ.
Căng thẳng giữa các chiến binh đang có mặt ở trận địa và phe đối lập có cơ sở ở Thổ Nhĩ Kỳ tăng cao bởi thân thế của ông Hitto, người bị xem như ngoại cuộc, nhất là quốc tịch Mỹ của ông.
Giám đốc trung tâm Carnegie nghiên cứu về Trung đông, ông Paul Salem, nói rằng đã có những vấn đề trong phe đối lập ngay từ đầu, giờ đây lại thêm những tranh cãi xoay quanh việc bầu chọn ông Hitto, và sự từ chức của ông Khatib, mà theo lời ông là một diễn tiến không thuận lợi. Ông nhận định:
“Phe đối lập đã rất, rất chia rẽ, không đại diện cho một mặt trận có tính thuyết phục, đối với người Syria đang chiến đấu trong nước lẫn các cộng đồng khu vực hay quốc tế muốn trợ giúp họ.”
Trong khi đó Liên hiệp châu Âu, khối đã ủng hộ phe đối lập về phương diện chính trị, vẫn chia rẽ sau cuộc họp hôm thứ Bảy, không đưa ra quyết định về việc liệu có bãi bỏ cấm vận võ khí hay không, một biện pháp sẽ ho phép đưa võ khí đến cho phe nổi dậy.