Cuộc vận động chống tham nhũng ở cấp cao tiếp tục chiếm tin hàng đầu, với một loạt các giới chức liên tiếp bị bãi chức vì lạm dụng quyền thế.
Một trong các mục tiêu mới nhất trong chiến dịch “phản hủ” là ông Vương Tố Nghị, nguời đứng đầu Cục Công tác Mặt trận Thống nhất ở khu Nội Mông miền bắc.
Trường hợp ông Vương theo đúng kịch bản của nhiều giới chức Trung Quốc bị gục ngã mà các tội ác dường như vướng mắc trong một cái mạng tham lam và ham muốn.
Yếu tố tình nhân
Ký giả đã loan tin đầu tiên trong tuần này nói rằng một số những người tình đã hợp lại và báo cáo với chính quyền về hành vi tham nhũng của tình nhân.
Các phụ nữ nói ông Vương đã thu gom bất hợp pháp ít nhất 16 triệu đôla, nuôi một số người tình trong đó có một sinh viên đại học và một ký giả, có hàng chục dinh cơ và quỹ đen. Ông ta cũng bị cáo buộc là dành công ăn việc làm cho gần 30 người thân.
Kết quả là, ông Vương đã bị sa thải khỏi các chức vụ vì “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng,” một biện pháp mở đường cho khả năng có thể có hành động pháp lý.
Ông Phó Hoa Linh, một học giả về tư pháp tại trường Ðại học Hong Kong, nói rằng những người tình đã trở thành một phần trong các nỗ lực chống tham nhũng của Trung Quốc. Ông cho biết:
“Ðằng sau gần như mỗi một viên chức tham nhũng luôn luôn có, hay đã từng có một người hay nhiều người tình. Các điều tra viên biết chính xác điều gì đã xảy ra, vì thế cách tốt nhất để điều tra bất cứ ai họ muốn điều tra là tìm ra nguời tình của ông ta ở đâu.”
Những người tình giận dữ thường đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện những vụ lạm dụng của các giới chức, và các câu chuyện của họ thường thúc đẩy tính công khai của các vụ việc trên mạng Internet.
Hồi cuối tháng 6, ông Lôi Chính Phú, một cựu viên chức đảng tại thành phố Trùng Khánh miền nam, đã bị kết án 13 năm tù về tội tham nhũng.
Theo tòa án, ông ta đã nhận các khoản hối lộ gần nửa triệu đôla, một khoản tương đối nhỏ so với những vụ án tham nhũng khác ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, vụ này đã được đặc biệt chú ý vì các cuộc gặp gỡ làm tình với một phụ nữ được ghi hình video và bị tiết lộ trên mạng xã hội Trung Quốc.
Bất kể sự nổi bật của những vụ như thế, ông Roderick McFarquhar, một chuyên gia về Trung Quốc của trường Ðại học Harvard, nói rằng chính quyền vẫn chưa thuyết phục được công chúng rằng chiến dịch này đang giải quyết vấn đề cốt lõi.
Ông nói: “Phản ứng đối với chiến dịch hiện nay sẽ tiếp tục là sự nghi ngờ rằng nó không phanh phụi các nhà lãnh đạo thực sự cao cấp.”
Ðánh “Con hổ lớn”
Một số giới chức cấp cao đã nằm trong loạt các vụ việc mới. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, tiến trình pháp lý đã chậm chạp, cho thấy rằng chính quyền đã không thể đồng ý về những cáo trạng mà các giới chức này phải đối mặt.
Một thí dụ chính là ông Bạc Hy Lai, từng là một chính trị gia trẻ tuổi đầy hứa hẹn làm việc ở thành phố Trùng Khánh, mà con đường chính trị đang lên bị cắt đứt sau khi có chi tiết về việc vợ ông can dự vào vụ sát hại một đối tác kinh doanh người Anh.
Sau 7 tháng điều tra, cơ quan chống tham nhũng trong nội bộ đảng đã mở đường cho việc truy tố pháp lý vào tháng 9 năm ngoái, nhưng cho đến nay, ngày tháng xét xử vẫn chưa được ấn định. Ông Phó Hoa Linh nhận định:
“Ông ta là con voi lớn trong phòng. Chính phủ Trung Quốc làm việc rất tốt vào lúc đầu khi điều tra một ai đó, nhưng sau đó thì các vụ việc lại biến mất trong hệ thống.”
Ông Lưu Thiết Nam là một vụ có liên quan đến nhân vật tai to mặt lớn khác, với những người tình tố giác ông là nhận hối lộ.
Nhân vật tai to mặt lớn quyết định chính sách kinh tế là một trong các giới chức cấp cao nhất bị cáo buộc tham nhũng kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền hồi tháng 3.
Ông Lưu là cựu phó giám đốc Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, đã bị đảng khai trừ hồi tháng 5 và hiện đang bị điều tra. Chưa có ngày tháng nào được ấn định cho phiên toà xét xử ông.
Các chuyên gia phân tích khác tỏ ra lạc quan hơn về cố gắng chống tham nhũng của chủ tịch nước.
Ông Nhậm Gia Minh, giám đốc trung tâm nghiên cứu chính quyền và tham nhũng tại trường Ðại học Thanh Hoa của Bắc Kinh, nói:
“Sau Ðại hội Ðảng mới nhất, đã có rất nhiều kỳ vọng là ban lãnh đạo mới có thể làm điều gì đó có ý nghĩa về chống tham nhũng – như ông Tập Cận Bình đã nói, rằng họ có thể đả con hổ lớn. Những vụ mới đây quả có gây được một tiếng vang.”
Nhưng ông Nhậm nói tác động của chiến dịch này có thể chỉ là ngắn hạn. Chung cuộc, lịch sử đã chứng minh rằng chỉ có những cải cách sâu rộng và thanh tra các đảng viên một cách độc lập mới ngăn chặn được tham nhũng một cách hữu hiệu.
Ông nói thêm: “Rất khó lòng mà chúng ta chỉ có thể dựa vào các cán bộ tự kỷ luật mình, hoặc dựa vào việc theo dõi thực hiện ngay bên trong chính quyền.”
Con đường đi lên
Trong nhiều vụ tham nhũng, ban công tố phát hiện bằng chứng những vụ vi phạm mà các giới chức bị tố cáo là đã thực hiện trong khi thăng tiến sự nghiệp chính trị.
Ðó là trường hợp ông Lưu Chí Quân, cựu Bộ trưởng Ðường sắt.
Dựa vào bằng chứng do các thông tấn xã Trung Quốc báo cáo, ông Lưu đã thủ lợi bất hợp pháp nhờ chức vụ của mình từ năm 1986 đến năm 2011, nhận khoảng 10 triệu đôla tiền hối lộ.
Ông Hà Binh, Trợ lý Khoa trưởng trường Luật tại Ðại học Luật và Khoa Học Chính trị Trung Quốc, nói:
“Bạn tham nhũng và bạn tiếp tục được thăng quan tiến chức.”
Cùng với các giới chức cấp cao tham nhũng khác, ông Lưu đang bị điều tra và có thể bị án tử hình hay tù chung thân nếu bị xét là có tội.
Ông Hà Binh nói sự kiện các giới chức cấp cao cũng đang bị nhắm làm mục tiêu có thể sẽ báo động các cán bộ khác cấp thấp hơn.
Ông nói: “Họ có thể tự chế phần nào. Nhưng hiện tượng lớn hơn rõ ràng chưa được xử lý.”
Một trong các mục tiêu mới nhất trong chiến dịch “phản hủ” là ông Vương Tố Nghị, nguời đứng đầu Cục Công tác Mặt trận Thống nhất ở khu Nội Mông miền bắc.
Trường hợp ông Vương theo đúng kịch bản của nhiều giới chức Trung Quốc bị gục ngã mà các tội ác dường như vướng mắc trong một cái mạng tham lam và ham muốn.
Yếu tố tình nhân
Ký giả đã loan tin đầu tiên trong tuần này nói rằng một số những người tình đã hợp lại và báo cáo với chính quyền về hành vi tham nhũng của tình nhân.
Các phụ nữ nói ông Vương đã thu gom bất hợp pháp ít nhất 16 triệu đôla, nuôi một số người tình trong đó có một sinh viên đại học và một ký giả, có hàng chục dinh cơ và quỹ đen. Ông ta cũng bị cáo buộc là dành công ăn việc làm cho gần 30 người thân.
Kết quả là, ông Vương đã bị sa thải khỏi các chức vụ vì “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng,” một biện pháp mở đường cho khả năng có thể có hành động pháp lý.
Ông Phó Hoa Linh, một học giả về tư pháp tại trường Ðại học Hong Kong, nói rằng những người tình đã trở thành một phần trong các nỗ lực chống tham nhũng của Trung Quốc. Ông cho biết:
“Ðằng sau gần như mỗi một viên chức tham nhũng luôn luôn có, hay đã từng có một người hay nhiều người tình. Các điều tra viên biết chính xác điều gì đã xảy ra, vì thế cách tốt nhất để điều tra bất cứ ai họ muốn điều tra là tìm ra nguời tình của ông ta ở đâu.”
Những người tình giận dữ thường đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện những vụ lạm dụng của các giới chức, và các câu chuyện của họ thường thúc đẩy tính công khai của các vụ việc trên mạng Internet.
Hồi cuối tháng 6, ông Lôi Chính Phú, một cựu viên chức đảng tại thành phố Trùng Khánh miền nam, đã bị kết án 13 năm tù về tội tham nhũng.
Theo tòa án, ông ta đã nhận các khoản hối lộ gần nửa triệu đôla, một khoản tương đối nhỏ so với những vụ án tham nhũng khác ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, vụ này đã được đặc biệt chú ý vì các cuộc gặp gỡ làm tình với một phụ nữ được ghi hình video và bị tiết lộ trên mạng xã hội Trung Quốc.
Bất kể sự nổi bật của những vụ như thế, ông Roderick McFarquhar, một chuyên gia về Trung Quốc của trường Ðại học Harvard, nói rằng chính quyền vẫn chưa thuyết phục được công chúng rằng chiến dịch này đang giải quyết vấn đề cốt lõi.
Ông nói: “Phản ứng đối với chiến dịch hiện nay sẽ tiếp tục là sự nghi ngờ rằng nó không phanh phụi các nhà lãnh đạo thực sự cao cấp.”
Ðánh “Con hổ lớn”
Một số giới chức cấp cao đã nằm trong loạt các vụ việc mới. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, tiến trình pháp lý đã chậm chạp, cho thấy rằng chính quyền đã không thể đồng ý về những cáo trạng mà các giới chức này phải đối mặt.
Một thí dụ chính là ông Bạc Hy Lai, từng là một chính trị gia trẻ tuổi đầy hứa hẹn làm việc ở thành phố Trùng Khánh, mà con đường chính trị đang lên bị cắt đứt sau khi có chi tiết về việc vợ ông can dự vào vụ sát hại một đối tác kinh doanh người Anh.
Sau 7 tháng điều tra, cơ quan chống tham nhũng trong nội bộ đảng đã mở đường cho việc truy tố pháp lý vào tháng 9 năm ngoái, nhưng cho đến nay, ngày tháng xét xử vẫn chưa được ấn định. Ông Phó Hoa Linh nhận định:
“Ông ta là con voi lớn trong phòng. Chính phủ Trung Quốc làm việc rất tốt vào lúc đầu khi điều tra một ai đó, nhưng sau đó thì các vụ việc lại biến mất trong hệ thống.”
Ông Lưu Thiết Nam là một vụ có liên quan đến nhân vật tai to mặt lớn khác, với những người tình tố giác ông là nhận hối lộ.
Nhân vật tai to mặt lớn quyết định chính sách kinh tế là một trong các giới chức cấp cao nhất bị cáo buộc tham nhũng kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền hồi tháng 3.
Ông Lưu là cựu phó giám đốc Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, đã bị đảng khai trừ hồi tháng 5 và hiện đang bị điều tra. Chưa có ngày tháng nào được ấn định cho phiên toà xét xử ông.
Các chuyên gia phân tích khác tỏ ra lạc quan hơn về cố gắng chống tham nhũng của chủ tịch nước.
Ông Nhậm Gia Minh, giám đốc trung tâm nghiên cứu chính quyền và tham nhũng tại trường Ðại học Thanh Hoa của Bắc Kinh, nói:
“Sau Ðại hội Ðảng mới nhất, đã có rất nhiều kỳ vọng là ban lãnh đạo mới có thể làm điều gì đó có ý nghĩa về chống tham nhũng – như ông Tập Cận Bình đã nói, rằng họ có thể đả con hổ lớn. Những vụ mới đây quả có gây được một tiếng vang.”
Nhưng ông Nhậm nói tác động của chiến dịch này có thể chỉ là ngắn hạn. Chung cuộc, lịch sử đã chứng minh rằng chỉ có những cải cách sâu rộng và thanh tra các đảng viên một cách độc lập mới ngăn chặn được tham nhũng một cách hữu hiệu.
Ông nói thêm: “Rất khó lòng mà chúng ta chỉ có thể dựa vào các cán bộ tự kỷ luật mình, hoặc dựa vào việc theo dõi thực hiện ngay bên trong chính quyền.”
Con đường đi lên
Trong nhiều vụ tham nhũng, ban công tố phát hiện bằng chứng những vụ vi phạm mà các giới chức bị tố cáo là đã thực hiện trong khi thăng tiến sự nghiệp chính trị.
Ðó là trường hợp ông Lưu Chí Quân, cựu Bộ trưởng Ðường sắt.
Dựa vào bằng chứng do các thông tấn xã Trung Quốc báo cáo, ông Lưu đã thủ lợi bất hợp pháp nhờ chức vụ của mình từ năm 1986 đến năm 2011, nhận khoảng 10 triệu đôla tiền hối lộ.
Ông Hà Binh, Trợ lý Khoa trưởng trường Luật tại Ðại học Luật và Khoa Học Chính trị Trung Quốc, nói:
“Bạn tham nhũng và bạn tiếp tục được thăng quan tiến chức.”
Cùng với các giới chức cấp cao tham nhũng khác, ông Lưu đang bị điều tra và có thể bị án tử hình hay tù chung thân nếu bị xét là có tội.
Ông Hà Binh nói sự kiện các giới chức cấp cao cũng đang bị nhắm làm mục tiêu có thể sẽ báo động các cán bộ khác cấp thấp hơn.
Ông nói: “Họ có thể tự chế phần nào. Nhưng hiện tượng lớn hơn rõ ràng chưa được xử lý.”