Đường dẫn truy cập

Chống buôn người phải chặn trước khi nạn nhân rời Việt Nam


Minh Dang, người Mỹ gốc Việt nạn nhân của nạn buôn người khi mới lên 10 tuổi, hiện là thành viên của Hội đồng Tư vấn Mỹ chống buôn người (ảnh tư liệu).
Minh Dang, người Mỹ gốc Việt nạn nhân của nạn buôn người khi mới lên 10 tuổi, hiện là thành viên của Hội đồng Tư vấn Mỹ chống buôn người (ảnh tư liệu).

Việc Anh tăng tài trợ để ngăn chặn nạn buôn người từ Việt Nam đưa sang làm nô lệ trong các động mại dâm, tiệm móng tay và trại trồng cần sa ở nước ngoài cần ưu tiên chú ý vào những thành phần có nguy cơ rơi vào tay những kẻ buôn người, theo các tổ chức từ thiện chống nô lệ.

Chính phủ Anh tuần này cam kết 3 triệu bảng Anh cho kế hoạch bắt các tội phạm buôn người, giúp đỡ các nạn nhân và ngăn chặn những người khác sa bẫy buôn người. Đây là một phần nằm trong chiến dịch chống tội phạm ở các quốc gia gốc nơi xuất phát nô lệ bị đưa sang Anh.

Việt Nam luôn bị xếp hạng là một trong ba quốc gia gốc hàng đầu, nơi xuất xứ của các nạn nhân nạn nô lệ thời hiện đại bị đưa sang Anh. Hầu hết nạn nhân là phụ nữ và trẻ em, thường bị buộc phải làm việc trong các trại trồng cây cần sa, các tiệm làm móng tay, hoặc các động mại dâm.

Mimi Vũ là Giám Đốc Hội Pacific Links, một tổ chức phi chính phủ hoạt động nhắm mục tiêu chấm dứt nạn buôn người ngay tại gốc của nó, qua chương trình hỗ trợ giáo dục và kinh tế. Bà nói với Reuters từ Việt Nam:

"Phòng ngừa thực sự là cách duy nhất để ngăn chặn nạn tình trạng tội phạm này. Một khi tiền đã được trả vào tay những kẻ buôn người, thì chuyện đã quá muộn. Ngay cả khi chúng ta chặn lại được một nạn nhân tại sân bay ở Việt Nam, thì trong tâm trí của họ đã có những suy nghĩ ... Họ đã mơ được ra nước ngoài, mang theo những hy vọng của cả gia đình."

Ước tính có ít nhất 13.000 người là nạn nhân của nạn lao động cưỡng bức, bóc lột tình dục và nô lệ trong nhà - nhưng cảnh sát nói con số trên thực tế còn cao hơn nhiều.

Tháng trước, Anh cam kết tăng gấp đôi số tiền viện trợ cho các dự án toàn cầu chống nô lệ, lên tới 150 triệu bảng với 33,5 triệu bảng dành cho các nước có nguy cơ cao, như Việt Nam.

Bà Justine Currell, Giám đốc điều hành tổ chức từ thiện chống nô lệ Unseen, nói chính phủ phải có lối tiếp cận dài hạn đối với các sáng kiến này, và làm việc chặt chẽ với chính phủ và các nhà hoạt động tại các quốc gia mục tiêu.

Bà nói: "Số tiền này cần phải được sử dụng một cách có mục đích lâu dài, thay vì ném tiền vào để giải quyết nhất thời và hời hợt một số vấn đề, không phù hợp với chính phủ các nước như Việt Nam hay Nigeria.

Tháng trước, ông Kevin Hyland, Ủy viên độc lập đặc trách chống nô lệ của Anh, kêu gọi chính phủ phát triển các chương trình phòng chống nạn buôn người ở Việt Nam, đồng thời siết chặt các quy định cho các tiệm móng tay, vốn khét tiếng là các địa điểm khai thác nạn nhân nạn buôn người, chủ yếu từ Việt Nam.

Nước Anh được coi là một trong các nước lãnh đạo các nỗ lực toàn cầu chống nạn nô lệ. Anh đã thông qua Đạo luật Nô lệ hiện đại vào năm 2015 để dẹp bỏ nạn buôn người, buộc các doanh nghiệp phải kiểm tra các nguồn cung cấp lao động để phát hiện nạn cưỡng bức lao động và bảo vệ những người có nguy cơ trở thành nô lệ.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG