Chính quyền của Tổng thống Obama tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch thuyết phục dân Mỹ về sự cần thiết tiến hành hành động quân sự để trừng phạt Syria về các vụ tấn công chết người bằng võ khí hóa học. Theo tường thuật của Thông tín viên VOA Michael Bowman các giới chức chính quyền lên tiếng về vấn đề này trong các chương trình của truyền thông 2 ngày trước khi Tổng thống đọc bài diễn văn trước quốc dân và thúc giục quốc hội chấp thuận việc sử dụng sức mạnh.
Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc Denis McDonough đã chuyển đạt cùng một thông điệp trong các chương trình truyền hình của Hoa Kỳ, trong đó có chương trình tin tức của đài truyền hình Fox hôm Chủ nhật. Ông nói:
“Ông Assad đã sử dụng võ khí hóa học nhắm vào nhân dân của ông ấy. Vì vậy câu hỏi đặt ra cho Quốc hội hiện giờ là: có hậu quả nào đối với một nhà độc tài đã sử dụng các võ khí đó, giết chết hàng trăm trẻ em bằng cách thả hơi độc?”
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã nói về việc can thiệp quân sự có giới hạn trong bài diễn văn hàng tuần ông đọc hôm thứ Bảy, và ông cũng sẽ lập lại điều này khi xuất hiện trong các chương trình của các đài truyền hình lớn của Mỹ vào thứ Hai.
Nỗ lực vận động lớn nhất của chính quyền cho đến nay, về một vấn đề quốc tế, là bài diễn văn của Tổng thống trước quốc dân được truyền trực tiếp vào thứ Ba.
Nói chuyện trong chương trình Face the Nation của đài CBS, Dân biểu Cộng hòa Mike Rogers đã nhận định về các nỗ lực của Tòa Bạch Ốc cho đến nay:
“Một công việc kỳ quặc giải thích cho người dân Mỹ lợi ích của nước Mỹ ở bất cứ mức độ nào của việc can thiệp vào một nơi như Syria. Cho đến thời điểm này đó là ý tưởng lộn xộn gây hoang mang.”
Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy phần lớn người Mỹ phản đối biện pháp tấn công quân sự ở Syria, và chỉ có một phần rất nhỏ các nhà lập pháp Hạ viện do khối Cộng hòa kiểm soát hậu thuẫn việc sử dụng võ lực.
Cho đến giờ vẫn chưa rõ liệu một quyết định cho phép tấn công quân sự có sẽ thông qua ở 2 viện của Quốc hội, hay hậu quả của việc biểu quyết ‘chống’ lại biện pháp này sẽ ra sao.
Các nhà lập pháp còn lo ngại một điều nữa là bản chất và sự cam kết của một số thành phần phe nổi dậy ở Syria, được cho sẽ có lợi từ sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ.
Nói chuyện trong chương trình tin tức của đài truyền hình Fox hôm Chủ nhật, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Rand Paul nói ông lo ngại về các mối liên hệ của phe nổi dậy với thành phần Hồi giáo cực đoan. Ông nói:
“Nếu chúng ta đứng về phía phe nổi dậy, chúng ta sẽ đứng về phía al-Qaida.”
Thượng nghị nghị Cộng hòa Ted Cruz cũng bày tỏ sự nghi ngại tương tự khi ông nói chuyện trong chương trình This Week của đài truyền hình ABC. Ông nói:
“Chỉ vì Tổng thống Syria Bashar al-Assad là một kẻ bạo ngược gây tàn sát, điều đó không có nghĩa là đối thủ của ông ta tốt hơn.”
Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc McDonough nói rằng ông “rất phiền lòng” bởi sự gợi ý rằng các lực lượng Mỹ sẽ bị liên kết với khủng bố.
Ông cũng nói rằng Tổng thống Obama quan ngại về vấn đề an ninh của nước Mỹ – chứ không vì bất cứ hậu quả chính trị nào phát sinh từ cuộc biểu quyết của quốc hội về vấn đề sử dụng võ lực.
Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc Denis McDonough đã chuyển đạt cùng một thông điệp trong các chương trình truyền hình của Hoa Kỳ, trong đó có chương trình tin tức của đài truyền hình Fox hôm Chủ nhật. Ông nói:
“Ông Assad đã sử dụng võ khí hóa học nhắm vào nhân dân của ông ấy. Vì vậy câu hỏi đặt ra cho Quốc hội hiện giờ là: có hậu quả nào đối với một nhà độc tài đã sử dụng các võ khí đó, giết chết hàng trăm trẻ em bằng cách thả hơi độc?”
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã nói về việc can thiệp quân sự có giới hạn trong bài diễn văn hàng tuần ông đọc hôm thứ Bảy, và ông cũng sẽ lập lại điều này khi xuất hiện trong các chương trình của các đài truyền hình lớn của Mỹ vào thứ Hai.
Nỗ lực vận động lớn nhất của chính quyền cho đến nay, về một vấn đề quốc tế, là bài diễn văn của Tổng thống trước quốc dân được truyền trực tiếp vào thứ Ba.
Nói chuyện trong chương trình Face the Nation của đài CBS, Dân biểu Cộng hòa Mike Rogers đã nhận định về các nỗ lực của Tòa Bạch Ốc cho đến nay:
“Một công việc kỳ quặc giải thích cho người dân Mỹ lợi ích của nước Mỹ ở bất cứ mức độ nào của việc can thiệp vào một nơi như Syria. Cho đến thời điểm này đó là ý tưởng lộn xộn gây hoang mang.”
Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy phần lớn người Mỹ phản đối biện pháp tấn công quân sự ở Syria, và chỉ có một phần rất nhỏ các nhà lập pháp Hạ viện do khối Cộng hòa kiểm soát hậu thuẫn việc sử dụng võ lực.
Cho đến giờ vẫn chưa rõ liệu một quyết định cho phép tấn công quân sự có sẽ thông qua ở 2 viện của Quốc hội, hay hậu quả của việc biểu quyết ‘chống’ lại biện pháp này sẽ ra sao.
Các nhà lập pháp còn lo ngại một điều nữa là bản chất và sự cam kết của một số thành phần phe nổi dậy ở Syria, được cho sẽ có lợi từ sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ.
Nói chuyện trong chương trình tin tức của đài truyền hình Fox hôm Chủ nhật, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Rand Paul nói ông lo ngại về các mối liên hệ của phe nổi dậy với thành phần Hồi giáo cực đoan. Ông nói:
“Nếu chúng ta đứng về phía phe nổi dậy, chúng ta sẽ đứng về phía al-Qaida.”
Thượng nghị nghị Cộng hòa Ted Cruz cũng bày tỏ sự nghi ngại tương tự khi ông nói chuyện trong chương trình This Week của đài truyền hình ABC. Ông nói:
“Chỉ vì Tổng thống Syria Bashar al-Assad là một kẻ bạo ngược gây tàn sát, điều đó không có nghĩa là đối thủ của ông ta tốt hơn.”
Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc McDonough nói rằng ông “rất phiền lòng” bởi sự gợi ý rằng các lực lượng Mỹ sẽ bị liên kết với khủng bố.
Ông cũng nói rằng Tổng thống Obama quan ngại về vấn đề an ninh của nước Mỹ – chứ không vì bất cứ hậu quả chính trị nào phát sinh từ cuộc biểu quyết của quốc hội về vấn đề sử dụng võ lực.