ISTANBUL —
Hàng chục người đã bị bắt giam tại Thổ Nhĩ Kỳ vì liên quan tới vụ cháy mỏ than tại thị trấn Soma ở miền tây làm hơn 300 người thiệt mạng và một số giới chức của công ty mỏ đã bị truy tố về tội bất cẩn. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ hứa sẽ mở một cuộc điều tra quyết liệt nhưng họ cũng phải đối diện với áp lực ngày càng gia tăng liên quan tới vai trò của chính phủ trong tai nạn này.
Trong số những người bị câu lưu có các thành viên cấp cao của công ty Soma Holding điều hành mỏ than xảy ra tai nạn. Bộ trưởng Năng lượng Taner Yildiz đã hứa rằng cuộc điều tra này sẽ không chừa một ai cả. Ông nói rằng nếu phạm lỗi thì sẽ không dung thứ dù họ thuộc khu vực công hay tư.
Tuy nhiên, chính phủ ngày càng bị chỉ trích nhiều hơn vì có quan hệ chặt chẽ với các công ty mỏ. Trong thời gian cai trị kéo dài hơn một thập niên, chính phủ của Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan đã tư hữu hóa hầu hết các hầm mỏ tại Thổ Nhĩ Kỳ, và báo chí địa phương tường thuật rằng các thành viên cao cấp của công ty Soma có liên hệ với Đảng Công lý và Phát triển hay đảng AK đương quyền.
Thủ tướng Erdogan đã lên án những cáo buộc này là vu khống và khẳng định rằng ông không quen biết bất cứ ai trong công ty Soma Holding. Nhưng phó chủ tịch Đảng Cộng hòa Nhân dân đối lập, ông Faruk Logoglu, nói rằng chính phủ lẽ ra phải theo dõi sát mỏ than Soma trước khi xảy ra tai nạn này:
“Mỏ than này có thành tích kinh khủng về điều kiện an toàn nơi làm việc, các tai nạn tại nơi làm việc, các trường hợp tử vong tại nơi làm việc. Chúng tôi đã yêu cầu chính phủ xem xét tới vấn đề này, nhưng thật không may, đảng đương quyền đã bác bỏ đề nghị này. Có lẽ tình hình đã khác đi nếu họ không làm như vậy.”
Cho tới nay, chính phủ chưa giải thích tại sao họ bác bỏ lời kêu gọi mở một cuộc điều tra.
Cũng có áp lực ngày càng gia tăng của quốc tế liên quan tới tai nạn mỏ than này. Emma Sinclair Webb thuộc tổ chức nhân quyền Human Rights Watch nói rằng, mặc dầu hiện nay đã có một cuộc điều tra lớn về tai nạn này, chính phủ cũng cần xem xét tới hình ành rộng rãi hơn:
“Thảm kịch này lẽ ra phải kết tinh thành một phản ứng nghiêm túc hơn để đáp lại thất bại to lớn trong các hệ thống hầm mỏ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Chính phủ cần giải quyết thành tích tồi tệ của các tai nạn hầm mỏ và bảo đảm rằng trong tương lai, chuyện này sẽ không xảy ra nữa và rằng những cuộc thanh tra nghiêm chỉnh sẽ được thiết lập cho một cuộc duyệt xét khổng lồ về điều kiện an toàn.”
Thành tích của chính phủ trong lĩnh vực an toàn hầm mỏ đã được theo dõi sát hơn với tai nạn mỏ Soma. Chính phủ tại Thổ Nhĩ Kỳ -- cũng giống như các chính phủ tiền nhiệm nhưng không như các chính phủ Iran, Trung Quốc, và Ấn Độ -- đã khước từ việc ký vào Công ước Quốc Tế năm 1995 về An toàn Hầm mỏ của tổ chức Lao động Quốc Tế. Một kiến nghị trên mạng tại Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi chính phủ ký đã thu thập được trên 200.000 chữ ký kể từ khi phát động sau khi xảy ra tai nạn Soma.
Ông Kenal Ozkan, Trợ lý Tổng Thư Ký của IndustriALL Global Union, nói rằng, giờ đây các mỏ của Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong số nguy hiểm nhất trên thế giới:
“Chúng tôi đã kịch liệt chỉ trích chính phủ để thực hiện các hành động cần thiết hầu cải thiện tình hình này. Khi xem xét tới các dữ liệu thống kê quốc tế, chúng tôi thấy Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu danh sách tai nạn mỏ than. Thí dụ tại Trung Quốc con số các thợ mỏ bị giết là 1,27 cho một triệu tấn; thì cùng một số liệu đó tại Thổ Nhĩ Kỳ con số là năm lần cao hơn.”
Nhưng Ankara phải đối diện với các thực tại kinh tế khó khăn. Nền kinh tế thiếu năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ có ít tài nguyên dầu khí, nhưng lại có rất nhiều than. Việc khai thác than để giảm bớt sự lệ thuộc của đất nước vào nguồn năng lượng nhập khẩu đắt đỏ là một ưu tiên quan trọng của chính phủ. Ankara đang o bế Qatar thực hiện một dự án trị giá 12 tỉ đô la để khai thác các mỏ than ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ trưởng Năng lượng Yildiz đã hứa rằng Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với phần còn lại của thế giới, sẽ học được những bài học từ tai nạn mỏ than Soma. Tuy nhiên, hồi năm ngoái ông Yildiz đã ca ngợi mỏ Soma về điều kiện an toàn và sản lượng của nó. Các chủ nhân của mỏ này đã tuyên bố giảm bớt chi phí khoảng 75 phần trăm kể từ khi mỏ được tư hữu hóa.
Sau tai nạn mỏ than Soma, chính phủ chắc sẽ phải đối diện với tình trạng gia tăng lời kêu gọi để xem xét lại những ưu tiên của họ trong lãnh vực sản xuất và an toàn của việc khai thác mỏ.
Trong số những người bị câu lưu có các thành viên cấp cao của công ty Soma Holding điều hành mỏ than xảy ra tai nạn. Bộ trưởng Năng lượng Taner Yildiz đã hứa rằng cuộc điều tra này sẽ không chừa một ai cả. Ông nói rằng nếu phạm lỗi thì sẽ không dung thứ dù họ thuộc khu vực công hay tư.
Tuy nhiên, chính phủ ngày càng bị chỉ trích nhiều hơn vì có quan hệ chặt chẽ với các công ty mỏ. Trong thời gian cai trị kéo dài hơn một thập niên, chính phủ của Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan đã tư hữu hóa hầu hết các hầm mỏ tại Thổ Nhĩ Kỳ, và báo chí địa phương tường thuật rằng các thành viên cao cấp của công ty Soma có liên hệ với Đảng Công lý và Phát triển hay đảng AK đương quyền.
Thủ tướng Erdogan đã lên án những cáo buộc này là vu khống và khẳng định rằng ông không quen biết bất cứ ai trong công ty Soma Holding. Nhưng phó chủ tịch Đảng Cộng hòa Nhân dân đối lập, ông Faruk Logoglu, nói rằng chính phủ lẽ ra phải theo dõi sát mỏ than Soma trước khi xảy ra tai nạn này:
“Mỏ than này có thành tích kinh khủng về điều kiện an toàn nơi làm việc, các tai nạn tại nơi làm việc, các trường hợp tử vong tại nơi làm việc. Chúng tôi đã yêu cầu chính phủ xem xét tới vấn đề này, nhưng thật không may, đảng đương quyền đã bác bỏ đề nghị này. Có lẽ tình hình đã khác đi nếu họ không làm như vậy.”
Cho tới nay, chính phủ chưa giải thích tại sao họ bác bỏ lời kêu gọi mở một cuộc điều tra.
Cũng có áp lực ngày càng gia tăng của quốc tế liên quan tới tai nạn mỏ than này. Emma Sinclair Webb thuộc tổ chức nhân quyền Human Rights Watch nói rằng, mặc dầu hiện nay đã có một cuộc điều tra lớn về tai nạn này, chính phủ cũng cần xem xét tới hình ành rộng rãi hơn:
“Thảm kịch này lẽ ra phải kết tinh thành một phản ứng nghiêm túc hơn để đáp lại thất bại to lớn trong các hệ thống hầm mỏ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Chính phủ cần giải quyết thành tích tồi tệ của các tai nạn hầm mỏ và bảo đảm rằng trong tương lai, chuyện này sẽ không xảy ra nữa và rằng những cuộc thanh tra nghiêm chỉnh sẽ được thiết lập cho một cuộc duyệt xét khổng lồ về điều kiện an toàn.”
Thành tích của chính phủ trong lĩnh vực an toàn hầm mỏ đã được theo dõi sát hơn với tai nạn mỏ Soma. Chính phủ tại Thổ Nhĩ Kỳ -- cũng giống như các chính phủ tiền nhiệm nhưng không như các chính phủ Iran, Trung Quốc, và Ấn Độ -- đã khước từ việc ký vào Công ước Quốc Tế năm 1995 về An toàn Hầm mỏ của tổ chức Lao động Quốc Tế. Một kiến nghị trên mạng tại Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi chính phủ ký đã thu thập được trên 200.000 chữ ký kể từ khi phát động sau khi xảy ra tai nạn Soma.
Ông Kenal Ozkan, Trợ lý Tổng Thư Ký của IndustriALL Global Union, nói rằng, giờ đây các mỏ của Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong số nguy hiểm nhất trên thế giới:
“Chúng tôi đã kịch liệt chỉ trích chính phủ để thực hiện các hành động cần thiết hầu cải thiện tình hình này. Khi xem xét tới các dữ liệu thống kê quốc tế, chúng tôi thấy Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu danh sách tai nạn mỏ than. Thí dụ tại Trung Quốc con số các thợ mỏ bị giết là 1,27 cho một triệu tấn; thì cùng một số liệu đó tại Thổ Nhĩ Kỳ con số là năm lần cao hơn.”
Nhưng Ankara phải đối diện với các thực tại kinh tế khó khăn. Nền kinh tế thiếu năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ có ít tài nguyên dầu khí, nhưng lại có rất nhiều than. Việc khai thác than để giảm bớt sự lệ thuộc của đất nước vào nguồn năng lượng nhập khẩu đắt đỏ là một ưu tiên quan trọng của chính phủ. Ankara đang o bế Qatar thực hiện một dự án trị giá 12 tỉ đô la để khai thác các mỏ than ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ trưởng Năng lượng Yildiz đã hứa rằng Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với phần còn lại của thế giới, sẽ học được những bài học từ tai nạn mỏ than Soma. Tuy nhiên, hồi năm ngoái ông Yildiz đã ca ngợi mỏ Soma về điều kiện an toàn và sản lượng của nó. Các chủ nhân của mỏ này đã tuyên bố giảm bớt chi phí khoảng 75 phần trăm kể từ khi mỏ được tư hữu hóa.
Sau tai nạn mỏ than Soma, chính phủ chắc sẽ phải đối diện với tình trạng gia tăng lời kêu gọi để xem xét lại những ưu tiên của họ trong lãnh vực sản xuất và an toàn của việc khai thác mỏ.