Chính phủ Syria và phe đối lập hôm nay dự kiến sẽ lại gặp mặt ở Geneve để ‘tiếp tục’ thực hiện cuộc đàm phán mà nhà hòa giải Lakhdar Brahimim hy vọng sẽ ‘tiến triển từ từ’.
Ông Brahimi trước đó đã gặp gỡ hai phía trong cả các phiên họp chung lẫn riêng mà hôm qua ông miêu tả là một tiến trình hữu ích, tạo cho ông cơ hội để thảo luận về các quan điểm của mỗi bên cùng với những mối quan tâm của họ. Ông nói:
“Chúng tôi tham gia tiến trình này với nhận thức rất rõ là tiến trình này hết sức khó khăn, phức tạp trong khi tình hình ở Syria mỗi ngày một xấu hơn trong một thời gian rất dài, và tình hình hiện nay vẫn như vậy. Vì lẽ đó, ta có thể thấy rằng cần có thời gian để đưa Syria ra khỏi hố sâu mà nước này rơi vào. Đó là lý do vì sao tôi nói với các bên tôi gặp hôm nay rằng tôi thường bị chỉ trích là chậm chạp. Nhưng tôi nghĩ rằng chậm mà chắc còn hơn là quá đà. Nếu ta chạy, ta có thể có được một giờ, nhưng lại đánh mất một tuần”.
Ông Brahimi cho biết ông hy vọng các phụ nữ và trẻ em có thể rời khu vực bị vây hãm thuộc thành phố Homs ngày hôm nay, sau khi đạt được một thỏa thuận với chính phủ nhằm cho phép họ rời đi ngay lập tức.
Homs là một trong những thành phố lớn nhất của Syria, và đã hứng chịu các cuộc pháo kích của chính phủ nhằm giành lại quyền kiểm soát từ lực lượng nổi dậy.
Thỏa thuận đạt được sau hai vòng đàm phán hôm Chủ nhật, trong đó có việc thảo luận về vấn đề thả hàng nghìn tù nhân khỏi các nhà tù của Syria.
Các nhà đàm phán của chính phủ và phe đối lập Syria lần đầu gặp nhau tại Geneva hôm thứ Bảy vừa qua sau khi tiến trình đối thoại gần như đổ vỡ hôm thứ Sáu.
Thứ trưởng Ngoại giao Syria Faisal al-Mikdad nói:
“Người dân Syria sẽ không bao giờ thỏa hiệp về vấn đề này. Đây là lằn ranh đỏ: nếu ai đó nghĩ rằng chúng tôi tới đây để trao cho họ chìa khóa của Damascus thì họ đã nhầm. Chúng tôi phải nói với họ rằng họ phải đến với não trạng, với giấc mộng như vậy bị bỏ lại ngoài phòng đàm phán để ngồi lại và thảo luận các vấn đề cụ thể về tương lai của Syria”.
Trong khi đó, ông Louay Safi, một thành viên của Liên minh Quốc gia Syria tuyên bố:
"Ngày mai chúng tôi sẽ bắt đầu thảo luận về quá trình chuyển tiếp từ chế độ độc đài sang thể chế dân chủ. Rõ ràng là chính quyền không hào hứng về chuyện đó và họ đã và đang ra sức cản trở. Họ tìm cách sử dụng chiến thuật trì hoãn bằng cách đề cập chi tiết về các thông tin không thể được kiểm chứng. Họ đặt câu hỏi về tên tuổi, một danh sách tên những người bị vây hãm, thay vì cung cấp các hành lang nhân đạo”.
Ông Brahimi cho biết phe đối lập đã đồng ý chấp thuận yêu cầu của chính phủ về một danh sách các tù nhân bị các nhóm nổi dậy vũ trang giam giữ.
Mục tiêu chính thức của các cuộc đàm phán gọi là Geneve 2 là thành lập một chính phủ chuyển tiếp dù các nhà phân tích nhận định rằng cơ hội đạt được điều đó khá mong manh.
Cuộc xung đột ở Syria bùng phát hồi tháng 3 năm 2011 với các cuộc biểu tình chống chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad nhưng sau đó đã leo thang thành cuộc nội chiến mà Liên Hiệp Quốc nói đã làm hơn 100.000 người chết và buộc gần 9 triệu người phải rời bỏ nhà cửa để đi lánh nạn.
Ông Brahimi trước đó đã gặp gỡ hai phía trong cả các phiên họp chung lẫn riêng mà hôm qua ông miêu tả là một tiến trình hữu ích, tạo cho ông cơ hội để thảo luận về các quan điểm của mỗi bên cùng với những mối quan tâm của họ. Ông nói:
“Chúng tôi tham gia tiến trình này với nhận thức rất rõ là tiến trình này hết sức khó khăn, phức tạp trong khi tình hình ở Syria mỗi ngày một xấu hơn trong một thời gian rất dài, và tình hình hiện nay vẫn như vậy. Vì lẽ đó, ta có thể thấy rằng cần có thời gian để đưa Syria ra khỏi hố sâu mà nước này rơi vào. Đó là lý do vì sao tôi nói với các bên tôi gặp hôm nay rằng tôi thường bị chỉ trích là chậm chạp. Nhưng tôi nghĩ rằng chậm mà chắc còn hơn là quá đà. Nếu ta chạy, ta có thể có được một giờ, nhưng lại đánh mất một tuần”.
Ông Brahimi cho biết ông hy vọng các phụ nữ và trẻ em có thể rời khu vực bị vây hãm thuộc thành phố Homs ngày hôm nay, sau khi đạt được một thỏa thuận với chính phủ nhằm cho phép họ rời đi ngay lập tức.
Homs là một trong những thành phố lớn nhất của Syria, và đã hứng chịu các cuộc pháo kích của chính phủ nhằm giành lại quyền kiểm soát từ lực lượng nổi dậy.
Thỏa thuận đạt được sau hai vòng đàm phán hôm Chủ nhật, trong đó có việc thảo luận về vấn đề thả hàng nghìn tù nhân khỏi các nhà tù của Syria.
Các nhà đàm phán của chính phủ và phe đối lập Syria lần đầu gặp nhau tại Geneva hôm thứ Bảy vừa qua sau khi tiến trình đối thoại gần như đổ vỡ hôm thứ Sáu.
Thứ trưởng Ngoại giao Syria Faisal al-Mikdad nói:
“Người dân Syria sẽ không bao giờ thỏa hiệp về vấn đề này. Đây là lằn ranh đỏ: nếu ai đó nghĩ rằng chúng tôi tới đây để trao cho họ chìa khóa của Damascus thì họ đã nhầm. Chúng tôi phải nói với họ rằng họ phải đến với não trạng, với giấc mộng như vậy bị bỏ lại ngoài phòng đàm phán để ngồi lại và thảo luận các vấn đề cụ thể về tương lai của Syria”.
Trong khi đó, ông Louay Safi, một thành viên của Liên minh Quốc gia Syria tuyên bố:
"Ngày mai chúng tôi sẽ bắt đầu thảo luận về quá trình chuyển tiếp từ chế độ độc đài sang thể chế dân chủ. Rõ ràng là chính quyền không hào hứng về chuyện đó và họ đã và đang ra sức cản trở. Họ tìm cách sử dụng chiến thuật trì hoãn bằng cách đề cập chi tiết về các thông tin không thể được kiểm chứng. Họ đặt câu hỏi về tên tuổi, một danh sách tên những người bị vây hãm, thay vì cung cấp các hành lang nhân đạo”.
Ông Brahimi cho biết phe đối lập đã đồng ý chấp thuận yêu cầu của chính phủ về một danh sách các tù nhân bị các nhóm nổi dậy vũ trang giam giữ.
Mục tiêu chính thức của các cuộc đàm phán gọi là Geneve 2 là thành lập một chính phủ chuyển tiếp dù các nhà phân tích nhận định rằng cơ hội đạt được điều đó khá mong manh.
Cuộc xung đột ở Syria bùng phát hồi tháng 3 năm 2011 với các cuộc biểu tình chống chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad nhưng sau đó đã leo thang thành cuộc nội chiến mà Liên Hiệp Quốc nói đã làm hơn 100.000 người chết và buộc gần 9 triệu người phải rời bỏ nhà cửa để đi lánh nạn.