Các giới chức ở Tân cương đã tập trung ráo riết vào việc tăng cường nội an kể từ khi xảy ra vụ bạo động vì lý do sắc tộc đã khiến khoảng 197 người thiệt mạng.
Các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc tường thuật rằng vùng này đã tăng gấp đôi ngân sách nội an trong năm 2010 lên tới hơn 400 triệu đôla. Ngân quỹ phụ trội giúp mua khoảng 40.000 máy hình theo dõi nay được đặt khắp trong vùng.
Hội Ân xá Quốc tế nói rằng nhà chức trách vẫn còn bịt miệng người Uighur và giới chỉ trích chính phủ khiếu nại về các chiến thuật nặng tay và những vụ vi phạm nhân quyền.
Nhưng hôm nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã gạt qua một bên báo cáo của Hội Ân xá Quốc tế.
Ông Hồng nói Bắc Kinh phải đề cao cảnh giá và lực lượng an ninh sẽ tiếp tục trấn át các phần tử ly khai. Nhưng ông nói tỉnh tự trị này nay đã yên bình và ổn định và Bắc Kinh nhất quyết giữ vững tình trạng này.
Ông nói sự tăng trưởng mau chóng và vận động đầu tư của Bắc Kinh vào vùng này đang đem lại lợi ích cho tất cả những người dân sinh sống ở đó.
Ông Hồng nói nhà chức trách sẽ tiếp tục “nghiêm trị” những người tham gia vào hoạt động ly khai, mà phần lớn theo ông là được dàn dựng bởi những người Uighur hoạt động đang sống lưu vong.
Bạo động sắc tộc bùng ra vào tháng 7 năm 2009 sau khi người Uighur tố cáo chính phủ Trung Quốc là bất động sau cái chết của một di dân Uighur làm công nhân tại một nhà máy ở nam bộ Trung Quốc.
Bạo động đã tràn ra đường phố ở thủ phủ Urumqi của tỉnh Tân Cương và hàng chục di dân người Hán tộc đã bị các đám đông người Uighur tấn công và sau đó đã bị đẩy lui bởi cảnh sát bán quân sự chống bạo động được bố trí nhanh vào khu vực.
Cảnh sát đã vây bắt hàng trăm người Uighur. Khoảng 20 người đã bị kết án tử hình hay bị hành quyết và những người khác lãnh các án tù dài hạn.
Các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền nói rằng nhiều người Uighur khác vẫn còn chưa được kiểm chứng hoặc được cho là đang bị giam giữ.
Hội Ân xá Quốc tế nói chính quyền còn đang tiếp tục bắt giữ những người phản đối các vụ vi phạm nhân quyền diễn ra trong thời gian và sau các cuộc biểu tình.
Hội nói rằng các ký giả người Uighur và những người quản lý các trang web thảo luận về vụ bạo động và vụ trấn át tiếp theo đã bị bỏ tù.
Các tổ chức của người Uighur nói rằng bạo động là phản ứng chống lại nhiều năm cai trị của Trung Quốc mà họ không muốn và chống lại các mưu toan của Bắc Kinh vi phạm điều họ gọi là vụ diệt chủng văn hóa bằng cách để cho những cư dân người Hán đổ vào vùng này.
Ông Hồng nói Tân Cương không khác gì với phần còn lại của Trung Quốc và rằng các vấn đề xã hội chính có liên hệ với các nhu cầu ngày càng tăng về văn hóa và vật chất của dân chúng và sự cách biệt ngày càng tăng trong một xã hội đang phát triển.
Chính quyền Trung Quốc bác bỏ tin tức nói rằng các vụ vi phạm nhân quyền tiếp tục ở tỉnh Tân Cương miền viễn tây Trung Quốc với khối dân đa số theo Hồi giáo, hai năm sau khi xảy ra những vụ bạo động vì lý do chủng tộc đã khiến hàng chục người thiệt mạng. Một báo cáo mới của Hội Ân xá Quốc tế nói rằng nhà cầm quyền Trung Quốc tiếp tục bịt miệng các thành viên của cộng đồng người Uighur bản thổ sau khi xảy ra vụ bạo động hồi tháng 7 năm 2009. Từ Bắc Kinh, thông tín viên VOA Peter Simpson gửi về bài tường thuật sau đây.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1