Trung Quốc cho biết một tranh chấp biên giới “do lịch sử để lại” đã được giải quyết dứt điểm thông qua “thảo luận một cách bình đẳng” với Tajikistan, nước nghèo nhất trong 5 nước cộng hòa thuộc Xô viết cũ ở Trung Á và là nước nhận được nhiều đầu tư từ Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi ngày hôm nay nói rằng hai nước đã “ký kết hiệp định biên giới và hoàn tất việc phân định biên giới” trong một hành động sẽ thúc đẩy “tình láng giềng tốt và sự hợp tác hữu nghị” giữa hai bên.
Hạ viện Tajikistan đã thông qua một thỏa thuận ngày hôm qua trong đó nhượng cho Trung Quốc hơn 1.000 km vuông đất không có người ở thuộc vùng núi Pamir.
Vụ tranh chấp này diễn ra từ thế kỷ 19 khi vùng lãnh thổ này do Nga hoàng cai trị, và vẫn là một mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Liên bang Xô viết.
Tại thủ đô Dushanbe của Tajikistan, các lãnh đạo đối lập đã chỉ trích vụ nhượng đất này và nói rằng hành động này vi phạm hiến pháp.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Khamrokhon Zarifi đã ca ngợi thỏa thuận này là một “thắng lợi vĩ đại đối về mặt ngoại giao của Tajikistan,” và nhấn mạnh rằng Trung Quốc ban đầu tuyên bố chủ quyền đối với hơn 28.000 km vuông đất.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1