Đường dẫn truy cập

Các nhà máy Trung Quốc muốn di chuyển vào nội địa


Bắc Kinh lâu nay vẫn không muốn có thay đổi nào bất ngờ về giá trị chỉ tệ vì ngay cả chỉ cần tăng nhẹ, khoảng 5%, cũng đủ làm cho chi phí sản xuất tăng và nhiều người sẽ bị mất việc
Bắc Kinh lâu nay vẫn không muốn có thay đổi nào bất ngờ về giá trị chỉ tệ vì ngay cả chỉ cần tăng nhẹ, khoảng 5%, cũng đủ làm cho chi phí sản xuất tăng và nhiều người sẽ bị mất việc

Các nhà kinh tế nói rằng quyết định mới đây của Trung Quốc liên quan đến giá trị tiền tệ sẽ không tác động tức thời lên thương mại toàn cầu hoặc cán cân mậu dịch với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sự kiện các công nhân tại các nhà máy ở miền biển liên tục đòi tăng lương, kết hợp với chuyện nâng giá đồng Nguyên có thể làm thay đổi vĩnh viễn cảnh quan của các nhà sản xuất Trung Quốc.

Mặc dù lãnh đạo Trung Quốc cho phép đồng Nguyên lên xuống linh hoạt hơn, giá trị đồng tiền này hầu như không thay đổi, chưa tới nửa phần trăm cao hơn, sau khi Bắc Kinh ngưng dựa đồng Nguyên vào đôla Mỹ.

Bắc Kinh lâu nay vẫn không chịu thay đổi bất ngờ, bởi vì ngay cả chỉ cần tăng nhẹ, khoảng 5%, cũng đủ làm cho chi phí sản xuất tăng và nhiều người sẽ bị mất việc.

Ông Charles Kupchan, chuyên viên về Trung Quốc tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, cho biết:

“Trung Quốc e ngại trước tiên là số người thất nghiệp có thể tăng, kế đến là áp lực của các nhà xuất khẩu, và một số lớn các nhà xuất khẩu là các công ty quốc doanh. Đồng Nguyên có thể đang được định giá thấp đến 40%, khiến hàng Trung Quốc rẻ hơn trên thị trường nước ngoài. Tôi nghĩ Trung Quốc đang bắt đầu thay đổi chính sách tiền tệ mà về lâu về dài đồng tiền của họ sẽ được từ từ nâng lên và buộc họ phải tái lập lại thế cân bằng trên quy mô lớn.”

Chuyện tái lập thế cân bằng trong thực tế đã được tiến hành. Biết trước sẽ gặp chi phí lao động tăng, nhiều nhà sản xuất Trung Quốc ở ven biển đã bắt đầu dời nhà máy vào sâu trong đất liền, nơi có nhiều vùng quê và lao động rẻ hơn.

Ông Khổng Tường Trung, Giám đốc công ty Optolectronics Technology, sản xuất các loại đèn LED cho biết:
“Nhiều nhà máy đang di chuyển vào nội địa, chẳng những để tìm công nhân và giảm giá thành sản xuất; mà còn phát triển doanh nghiệp để nhắm đánh vào thị trường trong nước và phát triển thị trường trên khắp đại lục.”

Các vụ tranh chấp lao động hồi gần đây, kèm với các vụ tự sát của công nhân hãng Foxconn, mà nguyên nhân chính là đòi tăng lương; càng làm cho tốc độ di chuyển từ các trung tâm sản xuất ở miền biển vào bên trong đại lục nhanh hơn, chẳng hạn như thành phố Cống Châu tỉnh Giang Tây.

Ông Dương Quế Linh, Phó Ban Quản lý khu công nghiệp Cống Châu cho biết:

“Năm 2009, GDP của khu công nghiệp này là 754 triệu đôla Mỹ. 5 năm nữa, con số này tôi nghĩ sẽ tăng gấp 4.”

Ông Diệp Tường Dung, giáo sư môn Khoa học Xã hội nói rằng lao động rẻ tiền của Trung Quốc sẽ còn kéo dài trong một thời gian:

“Nhiều người cứ nghĩ rằng lao động rẻ tiền của chúng tôi sẽ cạn vào khoảng năm 2015. Tôi không đồng ý. Lý do là vì dân số miền quê rất lớn. Dân quê chiếm đến hai phần ba dân số Trung Quốc.”

Tại hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Totonto tuần trước, lãnh đạo Hoa Kỳ và châu Âu nói rằng nâng giá đồng Nguyên sẽ tạo một sân chơi bình đẳng cho các nhà sản xuất.

Nhưng các chuyên viên đồng ý rằng với lực lượng lao động to lớn và trả lương thấp, Trung Quốc sẽ giữ vững vị trí của một trung tâm sản xuất hàng hóa khổng lồ của thế giới trong nhiều năm tới.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG