Bản phúc trình của Ngân hàng Thế giới có tên là Phân cực trong Quan hệ Quốc tế: Kinh tế Toàn cầu Mới tập trung vào quyền lực kinh tế ngày càng tăng và ảnh hưởng của các thị trường đang trỗi dậy trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nam Triều Tiên, Nga và Indonesia cùng nhiều quốc gia đang phát triển.
Ông Mansoor Dailami, một kinh tế gia kỳ cựu tại Ngân hàng Thế giới nói rằng đến năm 2025 thì các nước đó có thể chiếm khoảng phân nửa mức tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu.
Ông Dailami cho rằng một chỉ dấu chính của sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai của các nước là con số các công ty đầu tư và làm ăn ở nước ngoài. Ông cho biết từ năm 1997 đến năm 2010, ngân hàng đã xác định có 10 ngàn công ty của các nước đang phát triển tham gia vào các giao dịch xuyên biên giới.
Ông Dailami nói: “Ta thấy ngày càng nhiều các công ty từ Aán Độ, từ Trung Quốc, từ Indonesia, từ Nam Phi, từ Brazil, từ Mexico, các công ty này đang kinh doanh ở nước ngoài dưới dạng sản xuất, dưới dạng đầu tư, và dưới dạng tài trợ. Tóm lại, các công ty này đang trở thành các công ty đa quốc.”
Trong số các nền kinh tế đang trỗi dậy, ông cho rằng Trung Quốc ở vị thế đóng vai trò nổi bật nhất trong việc định ra các chính sách kinh tế toàn cầu. Ông Dailami nói rằng Trung Quốc sẵn sàng tiến hành các biện pháp làm cho đồng nhân dân tệ trở thành một chỉ tệ quốc tế hàng đầu giống như đồng đôla Mỹ và đồng euro.
Ông Dailami nói tiếp: “Đó là một cách Trung Quốc đa dạng hóa số lượng khổng lồ về rủi ro ngoại hối. Ngay lúc này, theo tôi Trung Quốc là nền kinh tế lớn hàng thứ nhì, với số lượng xuất khẩu lớn nhất thế giới, nhưng Trung Quốc phải vay và cho vay bằng ngoại tệ, chứ không phải bằng chỉ tệ của mình.”
Ông Dailami nói Trung Quốc nắm 3 ngàn tỷ đôla trữ kim và trong khi đồng đôla tiếp tục xuống giá, thì trị giá của quỹ dự trữ của Trung Quốc cũng xuống theo. Quy định đồng nhân dân tệ là một chỉ tệ quốc tế phản ánh vị thế kinh tế mạnh của Trung Quốc có thể bảo vệ nước này và các nước khác khỏi tình trạng dao động trong các nền kinh tế trì trệ của châu Âu và Mỹ.
Đồng nhân dân tệ hiện không phải là một chỉ tệ quốc tế một phần bởi vì Trung Quốc không cho phép chỉ tệ này được chuyển đổi theo các tỷ giá thị trường tự do.
Nhưng ông Dailami nói rằng Bắc Kinh đang chuyển theo hướng đó bằng cách ngày càng dùng đồng nhân dân tệ trong các cuộc giao dịch quốc tế và bằng cách cho phép một thị trường ở Hong Kong phát hành trái phiếu và cung cấp các khoản cho vay bằng chỉ tệ Trung Quốc.
Một phúc trình mới của Ngân hàng Thế giới tiên liệu rằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ cùng với đồng đôla Mỹ và đồng Euro trở thành các chỉ tệ chính trên thế giới trong khoảng thời gian 10 đến 15 năm tới đây. Thông tín viên VOA Brian Padden tường trình từ Jakarta về điều mà các kinh tế gia cho là một sự tái sắp xếp chính trong trật tự kinh tế toàn cầu, với các nước đang phát triển đóng một vai trò nổi bật hơn.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
VOA có ứng dụng mới
Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.
Tải ứng dụng VOA trên App Store và Google Play!