Ước lượng có 115 triệu trẻ em trên khắp thế giới bị buộc phải lao động. Điều đáng buồn, theo các tổ chức lao động Mỹ, là không có châu lục nào hoàn toàn được giải quyết được nạn cưỡng bách lao động trẻ em.
Tuy nhiên, dựa trên những phúc trình mới do Bộ Lao động công bố, thì có tin vui liên quan tới lĩnh vực sản xuất than, một thành tố để chế tạo sắt.
Bộ trưởng Lao động Hilda Solis cho biết: “Đây là lần đầu chúng ta rút tên một nước ra khỏi danh sách, nước đó là Brazil, vì không còn sử dụng sức lao động trẻ em trong các mỏ than. Thế cho nên, khi chúng ta phơi bày một nước nào đó, việc này cũng mang lại hiệu quả. Làm như thế cũng có ý nghĩa.”
Các phúc trình mới liệt kê 6 sản phẩm dùng sức lao động của trẻ em, hoặc do cưỡng bách lao động tạo ra, các sản phẩm này đến từ 12 nước, tất cả đều ở Châu Phi, ngoại trừ một nước duy nhất, là El Salvador.
Các sản phẩm được liệt kê gồm nhiều loại, từ đá quý sa-phia đến từ Madagascar, vải dệt bằng tay từ Ethiopia, cho tới gà sản xuất tại Bangladesh.
Phúc trình này còn liệt kê 128 sản phẩm khác đến từ 70 quốc gia.
Thứ trưởng Sandra Polaski nói: “Lĩnh vực lớn nhất là nông nghiệp. Lý do là bởi vì có rất nhiều hộ gia đình nghèo. Phần lớn họ làm nghề nông.”
Thượng nghị sĩ Tom Harkin, thuộc Đảng Dân chủ đại diện cho bang Iowa, là người đã bảo trợ một đạo luật hồi cuối thập niên 1990, đặt ra ngoài vòng pháp luật việc nhập khẩu vào Hoa Kỳ các sản phẩm làm bằng sức lao động của trẻ em.
Ông phát biểu: "Đây không phải là trường hợp một đứa con trai hay con gái phụ việc với gia đình. Đây cũng không phải là một đứa bé làm việc sau khi đã đi học về. Chúng ta đang nói tới những đứa trẻ bị cưỡng bách lao động, bị chối bỏ cơ hội được cắp sách đến trường. Một quốc gia không thể đạt được thịnh vượng dựa trên mồ hôi của những đứa trẻ. Con đường duy nhất đi đến thịnh vượng thực sự, là phát triển bộ óc của con cái chúng ta.”
Bộ Lao động Mỹ nói tiến bộ đáng kể nhất từ sau hành động của Thượng nghị sĩ Harkin, xảy ra ở Châu Mỹ La tinh. Tuy nhiên trong nhiều năm, cơ quan này đã đấu tranh chống công nghiệp sản xuất ca cao ở Tây phi.
Thứ trưởng Polaski nói Hoa Kỳ đang làm việc với các chính quyền, công nghiệp và các bên khác để chấm dứt nạn cưỡng bách lao động, bằng cách bơm 10 triệu đola vào nỗ lực này, bên cạnh 7 triệu đôla do công nghiệp đóng góp.
Thứ trưởng Polaski nói tiếp: “Làm thế nào cung cấp dịch vụ giáo dục mà một đứa trẻ cần, nếu không có trường học tại khu vực đó. Làm sao có thể giúp một gia đình để họ có thể xoay sở mà không cần đến sức lao động của trẻ em. Làm sao nâng cao nhận thức rằng bắt trẻ em làm việc với mã tấu hay đồ nghề nguy hiểm, bắt trẻ em vác gánh nặng, không phải là điều tốt?”
Một điều mới trong các phúc trình năm nay là những đề nghị cho từng nước, với các ý kiến để xóa bỏ nạn cưỡng bách lao động trẻ em.
Các giới chức hy vọng rằng điều đó sẽ dẫn tới chỗ có thêm nhiều nước khác được rút tên ra khỏi danh sách cưỡng bách lao động, như trong trường hợp của Brazil và các mỏ than của nước này.
Bộ Lao Động Hoa kỳ đã ghi thêm tên của 12 nước trên danh sách các quốc gia cưỡng bách trẻ em lao động để sản xuất một số sản phẩm và dịch vụ cho thị trường quốc tế. Ngoại trừ một nước duy nhất, tất cả các nước còn lại đều ở Châu Phi. Thông tín viên Carolyn Presutti của Đài VOA tường trình rằng hôm thứ Tư, Bộ Lao Động Mỹ đã phổ biến 3 phúc trình về trẻ em và nạn cưỡng bách lao động.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1