S&P 500, một chỉ số chứng khoán quan trọng tại Hoa Kỳ tăng đến mức cao nhất kể từ khi cuộc Đại Suy thoái bắt đầu cách đây 4 năm, sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu có những động thái đễ tăng tiến nền kinh tế đang gặp khó khăn của châu lục này vào ngày thứ Năm.
Chứng khoán Tây Ban Nha tăng gần 5% trong khi chứng khoán Pháp và Đức tăng khoảng 3%.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi nói các nhà hoạch định chính sách đồng ý về một chương trình mua trái phiếu quan trọng được thiết kế để cắt giảm lãi suất và khuyến khích tăng trưởng kinh tế.
Các nhà đầu tư cũng được khích lệ về một số tin tức tích cực về thị trường việc làm của Hoa Kỳ, gồm có việc sụt giảm con số những người Mỹ xin trợ cấp thất nghiệp.
Phúc trình hôm thứ Năm của Bộ lao động Mỹ cho biết có tổng cộng 365.000 công nhân vừa mới bị sa thải xin trợ cấp trên toàn quốc, giảm 12.000 người.
Vào ngày thứ Sáu người dân sẽ biết thêm về tình hình việc làm tại Hoa Kỳ khi các chuyên viên chính phủ công bố tỉ lệ thất nghiệp trong tháng 8.
Các kinh tế gia được các cơ quan thông tin thăm dò nói hy vọng tỉ lệ thất nghiệp sẽ ổn định ở mức 8,3%.
Những dữ liệu ngày thứ Sáu sẽ cho thấy nền kinh tế có thêm được 127.000 công việc làm trên toàn quốc.
Kinh tế gia Srinivas Thiruvadanthai thuộc Trung tâm Tiên đoán Jerome Levy nói cần phải có mức việc làm tạo thêm mạnh hơn nữa để giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài VOA, ông Thiruvadanthai nói các biện pháp tạo việc làm và sa thải đã dao động lên xuống trong những tháng gần đây, nhưng nền kinh tế vẫn chính yếu được phục hồi một cách yếu ớt.
Một cuộc thăm dò những giới chức tài chánh hàng đầu được công bố ngày thứ Năm cho thấy chỉ có một trong 10 công ty dự trù sẽ sớm thuê công nhân.
Một thành viên của Viện các nhà kế toán CPA Hoa Kỳ, ông Jim Morrison nói những bất ổn về chính trị và kinh tế làm cho các người quản lý ngần ngại không gánh chịu những rủi ro để thuê công nhân mới có thể bị sa thải nếu nền kinh tế lại suy giảm.
Chứng khoán Tây Ban Nha tăng gần 5% trong khi chứng khoán Pháp và Đức tăng khoảng 3%.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi nói các nhà hoạch định chính sách đồng ý về một chương trình mua trái phiếu quan trọng được thiết kế để cắt giảm lãi suất và khuyến khích tăng trưởng kinh tế.
Các nhà đầu tư cũng được khích lệ về một số tin tức tích cực về thị trường việc làm của Hoa Kỳ, gồm có việc sụt giảm con số những người Mỹ xin trợ cấp thất nghiệp.
Phúc trình hôm thứ Năm của Bộ lao động Mỹ cho biết có tổng cộng 365.000 công nhân vừa mới bị sa thải xin trợ cấp trên toàn quốc, giảm 12.000 người.
Vào ngày thứ Sáu người dân sẽ biết thêm về tình hình việc làm tại Hoa Kỳ khi các chuyên viên chính phủ công bố tỉ lệ thất nghiệp trong tháng 8.
Các kinh tế gia được các cơ quan thông tin thăm dò nói hy vọng tỉ lệ thất nghiệp sẽ ổn định ở mức 8,3%.
Những dữ liệu ngày thứ Sáu sẽ cho thấy nền kinh tế có thêm được 127.000 công việc làm trên toàn quốc.
Kinh tế gia Srinivas Thiruvadanthai thuộc Trung tâm Tiên đoán Jerome Levy nói cần phải có mức việc làm tạo thêm mạnh hơn nữa để giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài VOA, ông Thiruvadanthai nói các biện pháp tạo việc làm và sa thải đã dao động lên xuống trong những tháng gần đây, nhưng nền kinh tế vẫn chính yếu được phục hồi một cách yếu ớt.
Một cuộc thăm dò những giới chức tài chánh hàng đầu được công bố ngày thứ Năm cho thấy chỉ có một trong 10 công ty dự trù sẽ sớm thuê công nhân.
Một thành viên của Viện các nhà kế toán CPA Hoa Kỳ, ông Jim Morrison nói những bất ổn về chính trị và kinh tế làm cho các người quản lý ngần ngại không gánh chịu những rủi ro để thuê công nhân mới có thể bị sa thải nếu nền kinh tế lại suy giảm.