JAKARTA —
Tại một nước bị nạn tham nhũng hoành hành dữ dội, Tòa Bảo hiến Indonesia được xem là định chế trong sạch nhất. Đó chính là lý do tại sao vụ bắt giữ Chánh án Akil Mochtar của tòa án này đã gây chấn động ở Jakarta. Mời quí vị theo dõi bài tường thuật do thông tín viên VOA Kate Lamb gởi về từ thủ đô của Indonesia.
Người đứng đầu Tòa Bảo hiến đã bị bắt hồi tối thứ tư, cùng với một nhà hoạt động chính trị, một thân hào nổi tiếng ở địa phương và hai thương gia.
Các nhà điều tra cho biết họ bắt vị thẩm phán cao cấp này về tội nhận hối lộ và cũng đã tịch thu 261.000 đô la tiền mặt tại nhà ông để làm bằng chứng.
Người ta tin rằng đó là khoản tiền hối lộ mà ông Mochtar đã nhận để đưa ra phán quyết có lợi trong một vụ kiện liên quan tới cuộc bầu cử cấp khu vực mà tòa án đang thụ lý.
Các nhà phân tích cho rằng vụ bắt giữ này là một đòn mạnh giáng vào hệ thống tư pháp Indonesia và cho thấy tệ nạn tham nhũng đã lan tràn ở mọi nơi. Ông Danang Widoyoko, một viên chức của tổ chức Theo dõi Tham nhũng Indonesia, cho biết như sau.
"Theo nhiều cuộc khảo sát khác nhau, chẳng hạn như cuộc khảo sát của tổ chức Minh bạch Quốc tế, ngành tư pháp Indonesia là tham nhũng nhiều nhất. Các định chế tham ô nhiều nhất là quốc hội, kế đến là tư pháp, các chính khách và các thẩm phán. Đây là thực tế của ngành tư pháp Indonesia. Và đây không phải là một hiện tượng mới."
Tuy có nạn tham nhũng trong ngành tư pháp, Tòa Bảo hiến được xem là một trong những định chế trong sạch nhất, một phần vì đây là một cơ quan tương đối mới.
Tòa này được thành lập năm 2002 và trong thời gian đầu được xem là nơi có một nền văn hóa mới của sự minh bạch.
Nhưng ông Widoyoko nói rằng việc các vị thẩm phán của tòa này - những người được chọn từ các ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp, làm cho tòa án trở nên thối nát chỉ là vấn đề thời gian.
Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono là người ít khi phát biểu công khai về những vụ án tham nhũng. Nhưng hôm nay ông đã bày tỏ sự kinh ngạc và thất vọng.
Ông nói rằng nạn tham nhũng trong ngành tư pháp có thể gây thương tổn cho chế độ dân chủ của đất nước.
Ông Mochtar bị bắt bởi KPK, Ủy ban Bài trừ Tham nhũng Indonesia.
Cơ quan chống tham nhũng này đã trở thành một sức mạnh đáng nể ở một nước tham nhũng lan tràn. Năm nay họ đã gây chấn động ở quốc hội với việc bắt giữ những chính khách nổi tiếng.
Từ khi được thành lập năm 2003 tới nay, 100% những bị cáo mà cơ quan này đưa ra tòa đều bị kết án.
Vì rất có thể ông Mochtar sẽ bị tòa xét là có tội, nên một số người đã lên tiếng yêu cầu ông từ chức ngay.
Ông Danang Widoyoko của tổ chức Theo dõi Tham nhũng nói rằng mặc dù vụ bắt giữ này là một cú đấm giáng vào ngành tư pháp Indonesia và Tòa bảo hiến, vụ này cũng là một chiến thắng lớn của cơ quan bài trừ tham nhũng.
Dĩ nhiên là giờ đây việc bắt giữ người đứng đầu Tòa Bảo hiến được xem là tiến bộ của Uûy ban Bài trừ Tham nhũng. Nhưng đối với ngành tư pháp thì đây là một vụ xuống cấp vì Tòa Bảo hiến được xem là một định chế tốt.
Ngay cả người đứng đầu Tòa Bảo hiến cũng bị bắt về tội tham nhũng.
Trong bảng xếp hạng về chỉ số tham nhũng năm 2012 của tổ chức Minh bạch Quốc tế, Indonesia nằm ở vị trí 118 trong tổng số 176 nước. Việt Nam xếp hạng 123. Ba nước tham nhũng nhất là Afghanistan, Bắc Triều Tiên và Somalia xếp hạng thứ 174.
Người đứng đầu Tòa Bảo hiến đã bị bắt hồi tối thứ tư, cùng với một nhà hoạt động chính trị, một thân hào nổi tiếng ở địa phương và hai thương gia.
Các nhà điều tra cho biết họ bắt vị thẩm phán cao cấp này về tội nhận hối lộ và cũng đã tịch thu 261.000 đô la tiền mặt tại nhà ông để làm bằng chứng.
Người ta tin rằng đó là khoản tiền hối lộ mà ông Mochtar đã nhận để đưa ra phán quyết có lợi trong một vụ kiện liên quan tới cuộc bầu cử cấp khu vực mà tòa án đang thụ lý.
Các nhà phân tích cho rằng vụ bắt giữ này là một đòn mạnh giáng vào hệ thống tư pháp Indonesia và cho thấy tệ nạn tham nhũng đã lan tràn ở mọi nơi. Ông Danang Widoyoko, một viên chức của tổ chức Theo dõi Tham nhũng Indonesia, cho biết như sau.
"Theo nhiều cuộc khảo sát khác nhau, chẳng hạn như cuộc khảo sát của tổ chức Minh bạch Quốc tế, ngành tư pháp Indonesia là tham nhũng nhiều nhất. Các định chế tham ô nhiều nhất là quốc hội, kế đến là tư pháp, các chính khách và các thẩm phán. Đây là thực tế của ngành tư pháp Indonesia. Và đây không phải là một hiện tượng mới."
Trong bảng xếp hạng về chỉ số tham nhũng năm 2012 của tổ chức Minh bạch Quốc tế, Indonesia nằm ở vị trí 118 trong tổng số 176 nước. Việt Nam xếp hạng 123. Ba nước tham nhũng nhất là Afghanistan, Bắc Triều Tiên và Somalia xếp hạng thứ 174.
Tòa này được thành lập năm 2002 và trong thời gian đầu được xem là nơi có một nền văn hóa mới của sự minh bạch.
Nhưng ông Widoyoko nói rằng việc các vị thẩm phán của tòa này - những người được chọn từ các ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp, làm cho tòa án trở nên thối nát chỉ là vấn đề thời gian.
Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono là người ít khi phát biểu công khai về những vụ án tham nhũng. Nhưng hôm nay ông đã bày tỏ sự kinh ngạc và thất vọng.
Ông nói rằng nạn tham nhũng trong ngành tư pháp có thể gây thương tổn cho chế độ dân chủ của đất nước.
Ông Mochtar bị bắt bởi KPK, Ủy ban Bài trừ Tham nhũng Indonesia.
Cơ quan chống tham nhũng này đã trở thành một sức mạnh đáng nể ở một nước tham nhũng lan tràn. Năm nay họ đã gây chấn động ở quốc hội với việc bắt giữ những chính khách nổi tiếng.
Từ khi được thành lập năm 2003 tới nay, 100% những bị cáo mà cơ quan này đưa ra tòa đều bị kết án.
Vì rất có thể ông Mochtar sẽ bị tòa xét là có tội, nên một số người đã lên tiếng yêu cầu ông từ chức ngay.
Ông Danang Widoyoko của tổ chức Theo dõi Tham nhũng nói rằng mặc dù vụ bắt giữ này là một cú đấm giáng vào ngành tư pháp Indonesia và Tòa bảo hiến, vụ này cũng là một chiến thắng lớn của cơ quan bài trừ tham nhũng.
Dĩ nhiên là giờ đây việc bắt giữ người đứng đầu Tòa Bảo hiến được xem là tiến bộ của Uûy ban Bài trừ Tham nhũng. Nhưng đối với ngành tư pháp thì đây là một vụ xuống cấp vì Tòa Bảo hiến được xem là một định chế tốt.
Ngay cả người đứng đầu Tòa Bảo hiến cũng bị bắt về tội tham nhũng.
Trong bảng xếp hạng về chỉ số tham nhũng năm 2012 của tổ chức Minh bạch Quốc tế, Indonesia nằm ở vị trí 118 trong tổng số 176 nước. Việt Nam xếp hạng 123. Ba nước tham nhũng nhất là Afghanistan, Bắc Triều Tiên và Somalia xếp hạng thứ 174.