Ngày 1 tháng 12 là Ngày Thế giới về bệnh AIDS. Trong 35 năm dịch bệnh hoành hành, có khoảng 80 triệu người bị lây nhiễm HIV và gần 40 triệu người thiệt mạng. Nhưng trong những năm gần đây thế giới đã đạt được những tiến bộ to lớn trong việc phòng chống và chữa trị căn bệnh này. UNAIDS, Chương trình phối hợp của Liên hiệp quốc về HIV/AIDS, đã đặt mục tiêu xoá bỏ dịch bệnh vào năm 2030. Một tổ chức chuyên về dịch bệnh này nói một kế hoạch chiến lược và tài trợ nhiều hơn cần thiết để hoàn thành mục tiêu này. Thông tín viên Đài VOA Joe De Capua tường trình.
Trong một thông điệp được ghi hình trước nhân Ngày AIDS Thế giới, Giám đốc điều hành UNAIDS Michel Sidibe yêu cầu mọi người suy ngẫm về các sinh mạng bị mất mát vì dịch bệnh Ebola. Ông nói:
“Ebola nhắc nhở chúng ta điều chúng ta đã trải qua vào lúc bắt đầu chống lại HIV. Mọi người lẫn tránh. Mọi người sợ hãi. Thiên kiến, kỳ thị. Chúng ta không có bất cứ hy vọng nào.”
Ông Sidibe nói “nhờ vào sự đoàn kết toàn cầu, động viên xã hội và những hoạt động xã hội dân sự, thảm họa đã biến thành cơ hội. Ông nói thêm là sinh mạng của hàng triệu người bị lây nhiễm HIV được cứu nhờ tiếp cận rộng rãi hơn với các loại thuốc chống virút.
UNAIDS vạch ra cái mà cơ quan gọi là chiến lược Cấp tốc để chấm dứt dịch bệnh vào năm 2030. Giai đoạn đầu tiên định ra những mục tiêu cho năm 2020 được gọi là 90-90-90.
Ông Michell Warren giám đốc điều hành của tổ chức AVAC lo về HIV cho biết:
“Sau hội nghị về AIDS trong năm nay tại Melbourne, Australia, UNAIDS nói về mục tiêu đưa 90% những người lây nhiễm HIV biết được tình trạng của họ, 90% những người này được chữa trị, và 90% những người được chữa trị chế ngự được virút. Và những loại thuốc chống virút chế ngự được virút.”
Các cuộc nghiên cứu cho thấy càng nhiều virút HIV bị chế ngự trong cơ thể thì càng ít có khả năng một người lây nhiễm cho người khác. Ông nói
“Đây thực sự là một tin rất vui, nhưng nếu chúng ta làm con tính - đi từ 90, 90, 90 - thì có khoảng 73% những người bị lây nhiễm cần được chế ngự virút. Tuy nhiên phải nhớ rằng ngay cả tại Hoa Kỳ hiện nay, có ít hơn 30% những người bị lây nhiễm chế ngự được virút. Do đó vẫn cần nỗ lực to lớn để chuyển lời nói 90, 90, 90 thành hành động.”
Ông Warren nói việc chữa trị không thôi không đủ để biến con số 90,90,90 thành hiện thực:
“Một trong những điểm AVAC nêu lên trong phúc trình của AVAC là Phòng ngừa HIV trên Tuyến. Vì để có thể đạt được mức lây nhiễm mới bằng 0 trong lâu dài, là mục tiêu cuối cùng, thì cần có những biện pháp phòng ngừa. Do đó để từ tuyến này đến con số 0, chúng ta cần phòng ngừa HIV. Tuy nhiên việc này cũng có hai nghĩa. Vì hiện nay tất cả đều đặt trọng tâm vào 90, 90, 90, chúng ta tin rằng việc phòng ngừa HIV hiện nay đang gặp nguy cơ.”
Nhà lãnh đạo AVAC này nói nên chú trọng nhiều hơn đến việc phòng ngừa trong chiến lược của UNAIDS:
“Chúng ta cần bảo đảm là chúng ta có những mục tiêu rõ rệt và những nguồn lực và những chương trình đặt ưu tiên vào phòng ngừa cùng với chữa trị để chúng ta có thể thực sự nghĩ đến việc chấm dứt dịch bệnh này.”
Ông Warren nói những kế hoạch tham vọng như 90,90,90 có thể tốn rất nhiều tiền:
“Tiếc thay, tiền tài trợ không có sẵn. Và tôi nghĩ là có lẽ số tiền thực sự quan trọng nhất nằm tại Ngày AIDS Thế giới. Do đó chúng ta thực sự gặp nguy cơ khi đặt ra những mục tiêu mà không phải là nguồn lực và do đó những mục tiêu này có thể không đáp ứng được chỉ đơn giản là vì có những cách biệt về nguồn lực ở mức độ toàn cầu. Do đó chúng ta có những cơ hội đáng ngạc nhiên có ảnh hưởng đến dịch bệnh, nhưng những cơ hội này không phải miễn phí.”
Ông Warren nói những hiểu biết đạt được trong dịch bệnh HIV/AIDS tại châu Phi có thể áp dụng cho cuộc khủng hoảng Ebola tại Tây Phi. Cả hai căn bệnh này đã nuôi dưỡng sợ hãi và kỳ thị. Ông nói:
“Có được sự đáp ứng căn cứ rõ rệt trên nhân quyền cũng quan trọng như có được đáp ứng tốt về y tế công cộng. Và đây là bài học thứ nhất. Bài học thứ hai là trong khi chúng ta làm mọi việc quan trọng để chăm sóc và chữa trị cho người bệnh, có được một lịch trình nghiên cứu cũng rất cấp thiết. Và bài học quan trọng thứ ba tôi nghĩ là liên kết giữa HIV và Ebola là một hệ thống y tế công cộng vững mạnh rất cần thiết cho bất cứ bệnh truyền nhiễm nào.”
Các giới chức y tế Nigeria nói lý do quan trọng trong việc chấm dứt nhanh chóng dịch bệnh Ebola bùng phát là hạ tầng cơ sở y tế đã được thành lập để đối phó với bệnh bại liệt và HIV.