Kẹo cao su thử nghiệm có thể làm giảm virus trong nước bọt
Một loại kẹo cao su thử nghiệm có chứa một loại protein giữ lại những phân tử virus corona có thể hạn chế số lượng virus trong nước bọt và giúp ngăn lan truyền khi người bị lây nhiễm nói chuyện, thở hay ho, các nhà nghiên cứu tin như vậy.
Kẹo cao su chứa protein ACE2 phát hiện trên bề mặt tế bào, mà virus dùng như là một cửa ngỏ để vào tế bào và nhiễm trùng tế bào. Trong những cuộc thử nghiệm trong ống nghiệm dùng nước bọt và mẫu lấy được từ những cá nhân bị lây nhiễm, những phân tử virus tự dính vào ACE2 trong kẹo cao su. Kết quả là số lượng virus trong mẫu giảm hơn 95%, toán nghiên cứu Đại học Pennsylvania phúc trình trong tạp chí Molecular Therapy.
Kẹo cao su được cảm nhận và có mùi vị như kẹo cao su truyền thống, có thể tồn trữ trong một năm ở nhiệt độ bình thường, và việc nhai kẹo không làm hư các phân tử protein ACE2, các nhà nghiên cứu cho biết. Dùng kẹo cao su để giảm lượng virus trong nước bọt, các nhà nghiên cứu nói, sẽ tăng thêm lợi ích của vaccine và sẽ đặc biệt có ích cho những quốc gia mà vaccine không có sẵn hay không mua nổi.
Khả năng bảo vệ có thể kéo dài lâu hơn sau liều tăng cường.
Bảo vệ chống COVID-19 bằng vaccine mRNA, dù là vaccine của Moderna hay Pfizer/BioNTech-có thể kéo dài hơn sau liều tăng cường so với hai liều nguyên thủy, các nhà nghiên cứu nói căn cứ trên một cuộc nghiên cứu mới. Họ đo đáp ứng của vaccine trước và sau liều tăng cường trên 22 người trung niên khỏe mạnh nhận được liều thứ hai trung bình 9 tháng trước đó. Trước liều tăng cường, mức kháng thể của họ giảm khoảng 10 lần so với trước đó, sau khi chích mũi thứ hai. Từ 6 đến 10 ngày sau liều tăng cường, mức kháng thể của họ tăng 25 lần và 5 lần cao hơn sau hai liều vaccine, theo một phúc trình đăng vào ngày 21/11 trên medRxiv trước khi các đồng nhiệp duyệt xét lại.
Trong những người tình nguyện bị nhiễm COVID-19 trước khi được tiêm chủng, mức kháng thể sau liều tăng cường cao hơn 50 lần so với sau khi bị lây nhiễm. “Vì những mức kháng thể này rất mạnh, nên liều tăng cường có thể có khả năng cho chúng ta những bảo vệ lâu dài hơn là chúng ta chứng kiến đối với hai liều vaccine,” đồng tác giả cuộc nghiên cứu Alexis Demonbreun thuộc Trường Y Feinberg Đại học Tây Bắc tại Chicago, nói trong một tuyên bố.
Xét nghiệm máu phát hiện phơi nhiễm virus không cần kháng thể
Vì không phải ai cũng sản xuất ra một số lượng kháng thể COVID-19 có thể đo lường được sau khi lây nhiễm hay tiêm chủng, các nhà nghiên cứu Anh sáng chế ra một cách xét nghiệm máu duy nhất, không những phát hiện kháng thể mà còn đo được những dấu hiệu khác của đáp ứng của hệ miễn nhiễm.
Đặc biệt xét nghiệm đo tế bào T, một loại tế bào miễn nhiễm mạnh học được cách xác nhận virus sau khi tiếp xúc với virus thông qua lây nhiễm hay qua tiếp nhận vaccine. Trong khuôn khổ của xét nghiệm mới, mẫu máu bị phơi nhiễm với bản sao của một mẫu virus nhỏ. Nếu tế bào T trong mẫu máu nhận được những mảnh nhỏ này, thì sẽ làm phát sinh những phân tử có thể dễ dàng đo lường được, tương tự như protein bị nhiễm interferon-gamma.
“Xét nghiệm rất nhạy cảm và dường như chính xác,” ông Martin Scurr, Trường Y Đại học Cardiff, đồng tác giả của một phúc trình công bố trong tạp chí Immunology. Việc này đúng ngay cả với những bệnh nhân ung thư, mà đa số không tạo ra kháng thể đáp ứng với tiêm chủng. “Xét nghiệm dễ sử dụng và sẽ đóng một vai trò rất hữu ích” trong việc theo dõi kháng thể và đáp ứng của tế bào T với virus, ông Scurr nói. “Tuy nhiên còn phải quyết định mức đô kháng thể và đáp ứng của tế bào T trong việc bảo vệ chống lây nhiễm trong tương lai.”