Đường dẫn truy cập

Cảnh sát Anh điều tra kỳ thị chủng tộc nhắm vào ba cầu thủ da đen


Cầu thủ Anh Marcus Rashford phản ứng sau khi đá hỏng quả phạt đền trước thủ môn Ý trong trận chung kết Ý- Anh ngày Chủ Nhật 11/7/2021 tại London, Anh.
Cầu thủ Anh Marcus Rashford phản ứng sau khi đá hỏng quả phạt đền trước thủ môn Ý trong trận chung kết Ý- Anh ngày Chủ Nhật 11/7/2021 tại London, Anh.

Cảnh sát Anh ngày 12/7 mở cuộc điều tra kỳ thị chủng tộc đối với ba cầu thủ Anh da đen thất bại trong việc đá phạt đền, để thua Ý trong trận chung kết Giải Vô địch Bóng đá châu Âu.

Cảnh sát Đô thành lên án kỳ thị chủng tộc “không chấp nhận được đối với ba cầu thủ Marcus Rashford, Jadon Sancho và Bukayo Saka,” và nói họ sẽ điều tra về “sự tấn công và kỳ thị chủng tộc” được đưa lên mạng truyền thông xã hội ngay sau khi Ý thắng phạt đền 3-2 hôm Chủ Nhật 11/7. Một bức tranh của Rashford trên tường một quán cà phê tại nam Manchester bị vấy bẩn lên mặt sau trận đấu.

Việc kỳ thị chủng tộc, bị huấn luyện viên đội Anh là Gareth Southgate lên án là “không thể tha thứ được”, đã khiến cho có những lời kêu gọi các công ty truyền thông xã hôi như Facebook và Twitter, làm nhiều hơn để săn lùng thủ phạm kỳ thị.

Cả ba cầu thủ bị nhắm vào là một phần của các cầu thủ trẻ Anh được ca ngợi rộng rãi về sự đa dạng và lương tâm xã hội. Cầu thủ Rashford đang ở tuyến đầu của một chiến dịch chống nghèo khó nơi trẻ em, giúp thuyết phục chính phủ Anh phục hồi ăn trưa miễn phí cho hàng ngàn trẻ em nghèo giữa đại dịch virus corona.

“Chúng ta là ngọn hải đăng mang mọi người lại với nhau, là tia sáng để mọi người có thể kết nối với đội tuyển quốc gia và đội tuyển quốc gia sánh vai với mọi người; và việc phối hợp cùng nhau này phải được tiếp tục,” huấn luyện viên Southgate nói ngày 12/7.

Việc kỳ thị này bị lên án rộng rãi, với Hoàng tử William là chủ tịch của Hiệp hội Bóng đá Anh, nói rằng ông “kinh tởm” đối với việc phân biệt chủng tộc chống lại các cầu thủ Anh.

“Hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với việc các tuyển thủ phải chịu đựng thái độ ghê tởm này,” hoàng tử viết trên Twitter. “Việc này phải ngưng ngay bây giờ và những người dính líu phải bị qui trách.”

Dù Thủ tướng Anh Boris Johnson nói “những người chịu trách nhiệm về sự kỳ thị khủng khiếp này nên tự xấu hổ với chính mình,” ông đã bị chỉ trích vì khuyến khích những tiếng la ó đối với đội tuyển Anh khi đội tuyển quì gối trước trận đấu để chống bất công chủng tộc.

Tháng trước, phát ngôn viên của ông Johnson nói thủ tướng “chú trọng nhiều hơn vào hành động hơn là cử chỉ.” Bình luận này đưa đến những chỉ trích sâu rộng là ông Johnson đã thực sự ủng hộ những tiếng la ó này. Ba ngày sau đó, phát ngôn viên của ông thay đổi lời lẽ, nói rằng thủ tướng “tôn trọng quyền của tất cả mọi người phản đối ôn hòa và đưa ra cảm tưởng của họ về bất công” và rằng ông muốn họ hoan hô đội bóng và “không la ó.”

Ông Keer Starmer, lãnh tụ Đảng Lao động đối lập chính, cáo buộc ông Johnson thất bại trong việc lãnh đạo vì đã không chỉ trích hành động la ó đội Anh.

Ông Gary Neville, cựu cầu thủ của đội Manchester United và hiện là bình luận gia truyền hình, nói ông không ngạc nhiên là ba cầu thủ đá hỏng phạt đền bị kỳ thị chủng tộc nhắm vào. Gary cũng chỉ trích ông Johnson.

“Thủ tướng nói đồng ý cho dân chúng nước này la ó những cầu thủ đang nỗ lực quảng bá bình đẳng và chống lại kỳ thị chủng tộc,” ông nói trên Sky News. “Việc này bắt đầu tại cấp cao nhất và do vậy đối với tôi, tôi không ngạc nhiên chút nào cả nếu tôi thức dậy sáng nay và đọc được tin nổi bật này.”

Trong những năm gần đây, nhà chức trách bóng đá tại Anh đã cùng với các cầu thủ nỗ lực ngăn chặn kỳ thị chủng tộc trong thể thao - ở từng lãnh vực - và trên toàn thể xã hội.

Hiệp hội Bóng đá Anh sẽ ủng hộ các cầu thủ bị ảnh hưởng những điều có thể được và sẽ làm áp lực lên nhà cầm quyền có những “trừng phạt mạnh mẽ nhất,” đối với những người bị phát hiện có tránh nhiệm trong kỳ thị chủng tộc.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục làm mọi việc chúng tôi có thể để chấm dứt kỳ thị trong các cuộc tranh tài, nhưng chúng tôi yêu cầu chính phủ hành động nhanh chóng và đưa ra các đạo luật thích hợp để việc kỳ thị này có những hậu quả trên thực tế,” hiệp hội nói.

Hiệp hội nói thêm là các công ty truyền thông xã hội cần “tăng cường và chịu trách nhiệm và hành động để cấm người kỳ thị trên các trang mạng của họ” để đảm bảo là các trang này “không còn loại kỳ thị đáng kinh tởm này nữa.”

Facebook, làm chủ Instagram, ngày 12/7 nói công ty đã nỗ lực xóa bỏ những nội dung độc hại càng nhanh càng tốt và khuyến khích mọi người sử dụng những công cụ sẵn có để ngăn chận kỳ thị.

“Chúng tôi nhanh chóng xóa bỏ những bình luận và tài khoản kỳ thị nhằm vào các cầu thủ bóng đá Anh tối hôm qua và chúng tôi sẽ tiếp tục hành động chống lai những người vi phạm những qui định của chúng tôi,” công ty nói trong một tuyên bố.

Twitter nói “việc kỳ thị ghê tởm” không có trên trang mạng của họ, nói thêm họ đã xóa bỏ 1.000 tweet và ngưng vĩnh viễn một số tài khoản vi phạm các qui định của họ.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục hành động,” Twitter nói, “khi chúng tôi nhận diện được bất cứ dòng tweet hay tài khoản nào vi phạm chính sách của chúng tôi.”

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG