Trong cuộc bầu cử tổng thống Ukraine vào hôm Chủ nhật, những ứng viên ủng hộ châu Âu thắng lớn ở phòng phiếu. Nhưng ở châu Âu ngày hôm đó, cử tri dồn phiếu bầu cho những đảng phái muốn đóng cửa châu Âu. Thông tín viên James Brooke tường trình từ Moscow về sự lớn mạnh của phe thiên hữu Tây Âu có thể ảnh hưởng ra sao đến cuộc khủng hoảng Ukraine.
Việc phe thiên hữu chiếm phiếu đông đảo trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu gần đây có thể biến Ukraine và tham vọng châu Âu của nước này trở thành nạn nhân bất ngờ.
Gần một phần ba số nghị viên sẽ ngồi trong nghị viện ở Brussels cho đến cuối thập niên này xuất thân từ những chính đảng thù nghịch với Liên minh châu Âu và với việc mở rộng EU. Trong nhiều trường hợp, họ còn hết lời ca ngợi cho Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nhà phân tích Maria Lipman của Trung tâm Carnegie ở Moscow dự đoán phe ngờ vực châu Âu và phe thiên hữu sẽ cố chặn viện trợ tài chính cho Ukraine.
"Kết quả của cuộc bầu cử châu Âu không tốt cho Ukraine. Nó báo trước nhiều khó khăn hơn những quyết định có liên quan tới viện trợ cho Ukraine. Liên minh châu Âu đã chịu những gánh nặng nghiêm trọng rồi và tình hình kinh tế không được tốt. Thêm một gánh nặng như Ukraine, phân bổ nguồn quỹ cho Ukraine, sẽ là một quyết định khó khăn."
Trong cuộc bầu cử tổng thống Ukraine hôm Chủ nhật, những ứng viên ủng hộ châu Âu giành được hơn 80 phần trăm số phiếu. Người chiến thắng rõ ràng, ông Petro Poroshenko, giành được 54% số phiếu.
Ngày thứ Hai ở Kiev, người đứng đầu phái đoàn Nghị viện EU tại Ukraine, ông Goran Faerm của Thụy Điển, nói EU sẵn sàng ký một thỏa thuận khu vực thương mại tự do với Ukraine và tiếp tục đàm phán về việc du hành miễn thị thực.
Nhưng ở Brussels, một nhóm những nghị viên, thiểu số nhưng đang lớn dần, trong Nghị viện châu Âu có thể muốn đóng cửa châu Âu. Họ nói rằng Ukraine là vấn đề của Nga.
Và Điện Kremlin đang ve vãn những chính trị gia chống EU này.
Tháng trước, bà Marine Le Pen, lãnh đạo Mặt trận Quốc gia của Pháp, đến thăm Moscow. Bà ca ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin và nói "không có lý gì" Ukraine lại được gia nhập EU.
Đáp lại, ông Putin ca ngợi điều mà ông gọi là "sự thành công của bà Marine Le Pen ở Pháp."
Sau đó, Chủ nhật tuần trước, Mặt trận Quốc gia giành nhiều ghế nhất so với bất kỳ đảng phái nào của Pháp trong cuộc bầu cử châu Âu.
Ông Peter Kreko, giám đốc Viện Political Capital ở Budapest, Hungary, nghiên cứu sự trỗi dậy của phe thiên hữu châu Âu. Ông nói những đảng theo đường lối dân tộc có tư tưởng chống Mỹ và chống EU. Và do đó họ tìm thấy điểm chung với Tổng thống Putin.
"Những thế lực cực đoan có lợi gì cho Nga? Họ chống EU. Ở cả hai phe cực tả và cực hữu ở châu Âu, chúng ta có thể bắt gặp những thế lực công khai nói về sự cáo chung của châu Âu, và rằng, trong hình thức hiện thời, Liên minh châu Âu nên bị kéo đổ."
Hồi tháng Ba, Điện Kremlin mời những đại biểu của Mặt trận Quốc gia và của những đảng cực hữu khác của châu Âu tới Crimea để quan sát cuộc bầu cử chóng vánh mà cuối cùng chấp thuận việc Nga sáp nhập bán đảo Biển Đen này của Ukraine. Những quan sát viên nước ngoài này đã viết một báo cáo tích cực về cuộc bỏ phiếu.
Truyền thông nhà nước Nga đưa tin rộng rãi về những đảng mới có khuynh hướng dân tộc và ngờ vực châu Âu. 4 năm qua, RT, đài truyền hình do Điện Kremlin tài trợ , đã nhắc tới hoặc cho bà Marine Le Pen lên sóng 144 lần. Nigel Farage, lãnh đạo Đảng Độc lập Vương quốc Anh (UKIP), được phỏng vấn 17 lần.
Ông Kreko nói về ông Farage:
"Ông ta đưa ra rất nhiều phát biểu ca ngợi Nga và ca ngợi sự vĩ đại của ông Putin, ca ngợi cách ông Putin xử lý tình hình Syria và sau đó là cuộc xung đột Crimea. Và ông Nigel Farage được truyền thông Nga nói tới rất nhiều, gồm cả Đài Tiếng nói nước Nga và truyền hình Nga."
Trong cuộc bỏ phiếu hôm Chủ nhật , UKIP giành đa số phiếu. Đó là lần đầu tiên trong hơn một thế kỷ bầu cử ở Anh, vị trí đầu không thuộc về Công Đảng hay Đảng Bảo thủ.
Tại Moscow, Điện Kremlin rõ ràng hài lòng về sự bứt phá này của phe cực hữu và ngờ vực châu Âu.
Ông Mikhail Margelov, người đứng đầu ủy ban đối ngoại Thượng viện Nga, nói với hãng tin Interfax rằng "nhiều ứng viên cánh hữu được bầu vào Nghị viện châu Âu có cảm tình với Nga." Ông nói thêm: " Do đó những đại biểu cánh hữu sẽ có thể gây ảnh hưởng đến quan điểm về đất nước của chúng ta và đến các chính sách của Brussels đối với Moscow."
John Vinocur phụ trách một cột báo của tờ Wall Street Journal ở Paris, đưa ra một đánh giá tiêu cực.
Trong bài viết với tiêu đề, "Người đàn bà của Putin ở Paris " Vinocur kết luận: " Ông Putin chí ít có thể trông cậy ở bà Le Pen là người cổ vũ to mồm nhất cho chính sách nhân nhượng."
Trong cuộc giằng co Đông-Tây về vấn đề Ukraine, có vẻ như một số nhân vật Tây Âu đang trên đà Đông tiến.
Việc phe thiên hữu chiếm phiếu đông đảo trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu gần đây có thể biến Ukraine và tham vọng châu Âu của nước này trở thành nạn nhân bất ngờ.
Gần một phần ba số nghị viên sẽ ngồi trong nghị viện ở Brussels cho đến cuối thập niên này xuất thân từ những chính đảng thù nghịch với Liên minh châu Âu và với việc mở rộng EU. Trong nhiều trường hợp, họ còn hết lời ca ngợi cho Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nhà phân tích Maria Lipman của Trung tâm Carnegie ở Moscow dự đoán phe ngờ vực châu Âu và phe thiên hữu sẽ cố chặn viện trợ tài chính cho Ukraine.
"Kết quả của cuộc bầu cử châu Âu không tốt cho Ukraine. Nó báo trước nhiều khó khăn hơn những quyết định có liên quan tới viện trợ cho Ukraine. Liên minh châu Âu đã chịu những gánh nặng nghiêm trọng rồi và tình hình kinh tế không được tốt. Thêm một gánh nặng như Ukraine, phân bổ nguồn quỹ cho Ukraine, sẽ là một quyết định khó khăn."
Trong cuộc bầu cử tổng thống Ukraine hôm Chủ nhật, những ứng viên ủng hộ châu Âu giành được hơn 80 phần trăm số phiếu. Người chiến thắng rõ ràng, ông Petro Poroshenko, giành được 54% số phiếu.
Ngày thứ Hai ở Kiev, người đứng đầu phái đoàn Nghị viện EU tại Ukraine, ông Goran Faerm của Thụy Điển, nói EU sẵn sàng ký một thỏa thuận khu vực thương mại tự do với Ukraine và tiếp tục đàm phán về việc du hành miễn thị thực.
Nhưng ở Brussels, một nhóm những nghị viên, thiểu số nhưng đang lớn dần, trong Nghị viện châu Âu có thể muốn đóng cửa châu Âu. Họ nói rằng Ukraine là vấn đề của Nga.
Và Điện Kremlin đang ve vãn những chính trị gia chống EU này.
Tháng trước, bà Marine Le Pen, lãnh đạo Mặt trận Quốc gia của Pháp, đến thăm Moscow. Bà ca ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin và nói "không có lý gì" Ukraine lại được gia nhập EU.
Đáp lại, ông Putin ca ngợi điều mà ông gọi là "sự thành công của bà Marine Le Pen ở Pháp."
Sau đó, Chủ nhật tuần trước, Mặt trận Quốc gia giành nhiều ghế nhất so với bất kỳ đảng phái nào của Pháp trong cuộc bầu cử châu Âu.
Ông Peter Kreko, giám đốc Viện Political Capital ở Budapest, Hungary, nghiên cứu sự trỗi dậy của phe thiên hữu châu Âu. Ông nói những đảng theo đường lối dân tộc có tư tưởng chống Mỹ và chống EU. Và do đó họ tìm thấy điểm chung với Tổng thống Putin.
"Những thế lực cực đoan có lợi gì cho Nga? Họ chống EU. Ở cả hai phe cực tả và cực hữu ở châu Âu, chúng ta có thể bắt gặp những thế lực công khai nói về sự cáo chung của châu Âu, và rằng, trong hình thức hiện thời, Liên minh châu Âu nên bị kéo đổ."
Hồi tháng Ba, Điện Kremlin mời những đại biểu của Mặt trận Quốc gia và của những đảng cực hữu khác của châu Âu tới Crimea để quan sát cuộc bầu cử chóng vánh mà cuối cùng chấp thuận việc Nga sáp nhập bán đảo Biển Đen này của Ukraine. Những quan sát viên nước ngoài này đã viết một báo cáo tích cực về cuộc bỏ phiếu.
Truyền thông nhà nước Nga đưa tin rộng rãi về những đảng mới có khuynh hướng dân tộc và ngờ vực châu Âu. 4 năm qua, RT, đài truyền hình do Điện Kremlin tài trợ , đã nhắc tới hoặc cho bà Marine Le Pen lên sóng 144 lần. Nigel Farage, lãnh đạo Đảng Độc lập Vương quốc Anh (UKIP), được phỏng vấn 17 lần.
Ông Kreko nói về ông Farage:
"Ông ta đưa ra rất nhiều phát biểu ca ngợi Nga và ca ngợi sự vĩ đại của ông Putin, ca ngợi cách ông Putin xử lý tình hình Syria và sau đó là cuộc xung đột Crimea. Và ông Nigel Farage được truyền thông Nga nói tới rất nhiều, gồm cả Đài Tiếng nói nước Nga và truyền hình Nga."
Trong cuộc bỏ phiếu hôm Chủ nhật , UKIP giành đa số phiếu. Đó là lần đầu tiên trong hơn một thế kỷ bầu cử ở Anh, vị trí đầu không thuộc về Công Đảng hay Đảng Bảo thủ.
Tại Moscow, Điện Kremlin rõ ràng hài lòng về sự bứt phá này của phe cực hữu và ngờ vực châu Âu.
Ông Mikhail Margelov, người đứng đầu ủy ban đối ngoại Thượng viện Nga, nói với hãng tin Interfax rằng "nhiều ứng viên cánh hữu được bầu vào Nghị viện châu Âu có cảm tình với Nga." Ông nói thêm: " Do đó những đại biểu cánh hữu sẽ có thể gây ảnh hưởng đến quan điểm về đất nước của chúng ta và đến các chính sách của Brussels đối với Moscow."
John Vinocur phụ trách một cột báo của tờ Wall Street Journal ở Paris, đưa ra một đánh giá tiêu cực.
Trong bài viết với tiêu đề, "Người đàn bà của Putin ở Paris " Vinocur kết luận: " Ông Putin chí ít có thể trông cậy ở bà Le Pen là người cổ vũ to mồm nhất cho chính sách nhân nhượng."
Trong cuộc giằng co Đông-Tây về vấn đề Ukraine, có vẻ như một số nhân vật Tây Âu đang trên đà Đông tiến.