Đường dẫn truy cập

Căng thẳng Philippines-TQ làm lu mờ cuộc họp ASEAN sắp tới


Cảnh sát chống bạo động đứng canh gác trong lúc dân chúng biểu tình bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Makati, phía đông thủ đô Manila, Philippines.
Cảnh sát chống bạo động đứng canh gác trong lúc dân chúng biểu tình bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Makati, phía đông thủ đô Manila, Philippines.
Các giới chức của 10 nước thành viên trong Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á, tức ASEAN, sẽ họp vào ngày thứ bảy và chủ nhật này để thảo luận về căng thẳng lãnh hải trong vùng Biển Ðông. Cuộc họp được chờ đợi từ lâu ở Tô Châu, Trung Quốc, diễn ra vào lúc Trung Quốc và Philippines tiếp tục tranh cãi gay gắt về các khẳng định chủ quyền có liên quan đến vùng biểu giàu tài nguyên. Từ Manila, thông tín viên VOA Simone Orendain gửi về bài tường thuật sau đây.

Vết thương mới nhất giữa Manila và Bắc Kinh là vụ bộ Quốc phòng Philippinese tuần trước phát hiện 75 khối bê tông tại Bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc bị cáo buộc đã đặt ở đó. Các giới chức quốc phòng coi những khối này là một “sự mở màn cho công trình xây dựng.”

Bãi cạn này nằm cách bắc bộ Philippines chừng 200 kilomét về phía tây và cách miền đông nam Trung Quốc hơn 800 kilomet. Ðây là địa điểm của một vụ giằng co căng thẳng hồi năm ngoái khi tàu bè của cả hai nước đối đầu nhau. Philippines nói Trung Quốc đã rào khu vực đánh cá phổ biến và các tàu quân sự và hải giám của họ từ đó đã không cho ngư phủ Philippines vào khu này.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói với đài VOA hôm nay rằng bộ Ngoại giao “vẫn đang nghiên cứu các phương án” về những gì cần phải làm đối với những ụ chắn này vào lúc bộ tập trung thu thấp bằng chứng trong một vụ kiện Trung Quốc. Ông nói sự hiện diện của cá ụ chắn tại bãi cạn sẽ có một tác động đối với các cuộc đàm phán vào cuối tuần này.

“Vâng, tôi cho rằng đó là một phần đáng kể trong đó. Ta cần có một quy tắc, rõ ràng, để xử lý các căng thẳng ở đấy.”

Trung Quốc nhận chủ quyền gần như toàn bộ vùng Biển Ðông. Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Ðài Loan cũng đòi chủ quyền một phần hoặc toàn bộ vùng nước nhiều tàu bè qua lại, giàu tài nguyên cá và có tiềm năng chứa các trữ lượng quan trọng về hydrocarbon.

ASEAN và Trung Quốc đã ký một tuyên bố cách đây 11 năm về cách thức hành xử ra sao nếu xảy ra căng thẳng về những vụ đòi chủ quyền. Nhưng bản tuyên bố không có tính ràng buộc pháp lý và Philippines, nước đã than phiền về nhiều vụ xâm phạm lãnh hải, đã kêu gọi một tuyên ngôn mạnh mẽ hơn.

Trung Quốc giữ lập trường là sẽ hành động “khi thời gian chín muồi.” Và năm nay Trung Quốc đã tỏ dấu sẽ tiến hành các cuộc hội ý hướng tới một thỏa thuận có tính ràng buộc hơn.

Vào đầu năm, Philippines đã đệ đơn xin tài phán lên một tòa án của Liên Hiệp Quốc về điều mà nước này gọi là “những khẳng định chủ quyền quá đáng” của Trung Quốc đối với vùng biển. Trung Quốc là nước luôn vận động đòi đàm phán với từng nước một mà không có sự can dự của một bên thứ ba, đã phản bác đơn kiện này.

Hôm thứ tư, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói với các phóng viên rằng những lời cáo buộc của Philippines về những khối bê tông ở Bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc gọi là Ðảo Hoàng Nham”, là “hoàn toàn bịa đặt.”

Ông Hồng nói: Ðiều chúng tôi muốn nhấn mạnh là các hoạt động của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Nham và vùng biển quanh đây là hoàn toàn thuộc nằm trong chủ quyền của Trung Quốc. Chúng tôi yêu cầu Philippines ngưng các hành động khiêu khích, hãy nói chuyện thẳng với Trung Quốc, và bảo vệ hòa bình và ổn định trong vùng bỉển Ðông.”

Ông Rommel Banloai nói ngay lúc này bang giao giữa Trung Quốc và Philippines đang “chua chát.” Ông là giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Hòa Bình, Bạo lực và Khủng bố Philippines. Ông Banlaoi nói bước vào cuộc họp cuối tuần này, Philippines sẽ đối mặt với các thách thức trong khi vận động cho một bộ quy tắc ứng xử thực thụ.

“ASEAN vẫn rất mềm mỏng về vấn đề. Tôi nghĩ ASEAN đã đề ra lập trường và lập trường đó không gần mấy với lập trường nguyên thuỷ của chính phủ Philippines.”

Ông Banlaoi nói không phải tất cả các thành viên ASEAN “đều có một sự e ngại như Philippines” về sự hiện diện của Trung Quốc trong vùng biển có tranh chấp. Chỉ có 4 trong số 10 quốc gia ASEAN là nhận chủ quyền vùng biển này.

Chuyên gia kỳ cựu của Viện Nghiên cứu Ðông Nam Á, ông Ian Storey nói ông không trông đợi Trung Quốc có bất cứ “khai thông nào tại cuộc họp này.”

“Vì thế họ sẽ tìm cách kéo dài tiến trình này càng lâu càng tốt và sử dụng mọi chiến thuật trì hoãn để bảo đảm kéo dài càng lâu càng tốt.”

Ông Storey trông đợi “tiến trình lâu dài” này sẽ đưa đến “một văn kiện tượng trưng khác không thực sự giảm thiểu những căng thẳng hay thay đổi những nguyên do chính của vụ tranh chấp.”

Ngoại trưởng Philippines del Rosario nói có “sự đồng thuận và đoàn kết” giữa các giới chức cấp cao của ASEAN trong việc hối thúc Trung Quốc tiến tới một “kết luận mau chóng” về bộ quy tắc ứng xử mà ông hy vọng Trung Quốcc sẽ hành động.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG