CAIRO —
Những người ủng hộ và chống đối Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi đã rời khỏi khu vực chung quanh dinh Tổng thống tại Cairo, sau khi có lệnh của quân đội là phải giải tán vào lúc xế chiều ngày thứ Năm. Ông Morsi sẽ nói chuyện với nhân dân toàn quốc sau đó trong ngày. Thông tín viên Edward Yeranian tường thuật từ Cairo.
Vài chục người biểu tình chống ông Morsi đã hô khẩu hiệu chống tổng thống và bản dự thảo hiến pháp, gần dinh tổng thống vào chiều thứ Năm, trong khi số đông người biểu tình rút đi theo lệnh của quân đội.
Trước đó, thành viên của các đơn vị tinh nhuệ Bảo Vệ Tổng Thống và nền Cộng Hòa đã giăng gây thép gai ngang qua con đường chính gần dinh này để phân cách vài trăm người ủng hộ và chống đối tổng thống vẫn còn hiện diện trong khu vực này. Một vài chiếc xe tăng và binh sĩ thiết vận xa chiếm các vị trí bên ngoài dinh tổng thống.
Một thành viên trong nhóm phụ tá thân cận của Tổng thống đã nói với hãng tin Associated Press rằng ông Morsi vẫn làm việc như thường lệ trong dinh.
Truyền thông Ả Rập tường thuật rằng Tổng thống sẽ nói chuyện với nhân dân toàn quốc sau đó trong ngày.
Các nhà lãnh đạo đối lập kêu gọi tổ chức một cuộc biểu tình nữa chống lại bản dự thảo hiến pháp mới nội nhật ngày thứ năm và một cuộc biểu tình lớn hơn tiếp theo sau lễ cầu nguyện ngày thứ Sáu.
Nhà lãnh đạo nhóm liên minh đối lập, ông Mohammed ElBaradei, hôm thứ Tư đã nói với những người ủng hộ rằng ông và các đồng nghiệp của ông sẽ không thương thảo với tổng thống cho tới khi ông Morsi rút lại bản dự thảo hiến pháp và hủy bỏ cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 15 tháng 12 như đã dự trù.
Ông ElBaradei nói rằng phe đối lập sẵn sàng đối thoại nhưng không thể chấp nhận bản dự thảo hiến pháp trong bất cứ trường hợp nào, và rằng biểu tình phản đối sẽ tiếp tục, trong đó có thể có một cuộc tổng đình công. Ông ElBaradei nói rằng chế độ này đã mất tính cách chính đáng bởi vì đó là một chế độ chuyên chế.
Ông Omar Ashour, giáo sư môn khoa học chính trị tại Trường Đại Học Exeter ở nước Anh, nói rằng sẽ khó chấm dứt các cuộc biểu tình phản đối của dân chúng, bởi vì phe đối lập là một nhóm các tổ chức khác nhau và mỗi tổ chức có một mục đích khác nhau:
“Phe đối lập không phải là một thực thể thống nhất trên bất cứ phương diện nào. Họ có những mục tiêu rất khác nhau. Một số đã từng lật đổ chế độ, một số muốn đưa các nhân vật trong chế độ cũ trở lại nắm quyền, một số phản đối là vì bản hiến pháp, một số là vì việc tuyên bố hiến pháp. Như vậy thật sự không phải là một đòi hỏi thống nhất. Dù ông Morsi có giải quyết thế nào thì vẫn sẽ có một số người đối lập xuống đường biểu tình.”
Ông Ashour tin rằng, trong trường kỳ cách duy nhất để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này là Ai Cập phải “xây dựng các định chế đại diện cho nhân dân Ai Cập,” thay vì chỉ có “hai phe đối lập chính trị, mỗi phe khẳng định rằng họ nói thay cho nhân dân Ai Cập.”
Vài chục người biểu tình chống ông Morsi đã hô khẩu hiệu chống tổng thống và bản dự thảo hiến pháp, gần dinh tổng thống vào chiều thứ Năm, trong khi số đông người biểu tình rút đi theo lệnh của quân đội.
Trước đó, thành viên của các đơn vị tinh nhuệ Bảo Vệ Tổng Thống và nền Cộng Hòa đã giăng gây thép gai ngang qua con đường chính gần dinh này để phân cách vài trăm người ủng hộ và chống đối tổng thống vẫn còn hiện diện trong khu vực này. Một vài chiếc xe tăng và binh sĩ thiết vận xa chiếm các vị trí bên ngoài dinh tổng thống.
Một thành viên trong nhóm phụ tá thân cận của Tổng thống đã nói với hãng tin Associated Press rằng ông Morsi vẫn làm việc như thường lệ trong dinh.
Truyền thông Ả Rập tường thuật rằng Tổng thống sẽ nói chuyện với nhân dân toàn quốc sau đó trong ngày.
Các nhà lãnh đạo đối lập kêu gọi tổ chức một cuộc biểu tình nữa chống lại bản dự thảo hiến pháp mới nội nhật ngày thứ năm và một cuộc biểu tình lớn hơn tiếp theo sau lễ cầu nguyện ngày thứ Sáu.
Nhà lãnh đạo nhóm liên minh đối lập, ông Mohammed ElBaradei, hôm thứ Tư đã nói với những người ủng hộ rằng ông và các đồng nghiệp của ông sẽ không thương thảo với tổng thống cho tới khi ông Morsi rút lại bản dự thảo hiến pháp và hủy bỏ cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 15 tháng 12 như đã dự trù.
Ông ElBaradei nói rằng phe đối lập sẵn sàng đối thoại nhưng không thể chấp nhận bản dự thảo hiến pháp trong bất cứ trường hợp nào, và rằng biểu tình phản đối sẽ tiếp tục, trong đó có thể có một cuộc tổng đình công. Ông ElBaradei nói rằng chế độ này đã mất tính cách chính đáng bởi vì đó là một chế độ chuyên chế.
Ông Omar Ashour, giáo sư môn khoa học chính trị tại Trường Đại Học Exeter ở nước Anh, nói rằng sẽ khó chấm dứt các cuộc biểu tình phản đối của dân chúng, bởi vì phe đối lập là một nhóm các tổ chức khác nhau và mỗi tổ chức có một mục đích khác nhau:
“Phe đối lập không phải là một thực thể thống nhất trên bất cứ phương diện nào. Họ có những mục tiêu rất khác nhau. Một số đã từng lật đổ chế độ, một số muốn đưa các nhân vật trong chế độ cũ trở lại nắm quyền, một số phản đối là vì bản hiến pháp, một số là vì việc tuyên bố hiến pháp. Như vậy thật sự không phải là một đòi hỏi thống nhất. Dù ông Morsi có giải quyết thế nào thì vẫn sẽ có một số người đối lập xuống đường biểu tình.”
Ông Ashour tin rằng, trong trường kỳ cách duy nhất để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này là Ai Cập phải “xây dựng các định chế đại diện cho nhân dân Ai Cập,” thay vì chỉ có “hai phe đối lập chính trị, mỗi phe khẳng định rằng họ nói thay cho nhân dân Ai Cập.”