PHNOM PENH —
Các giới chức Liên Hiệp Quốc và các tổ chức khác đang bày tỏ quan ngại về các biện pháp an ninh mạnh tay đã được áp dụng nhiều tháng nhắm vào các ký giả và nhiếp ảnh gia ở thủ đô Campuchia. Từ Phnom Penh, nơi chính phủ đã áp dụng lệnh cấm tụ tập nơi công cộng từ hồi tháng 1, thông tín viên VOA Robert Carmichael ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Từ nhiều tháng nay, nhân viên an ninh được thành phố Phnom Penh tuyển dụng, đã tấn công các ký giả và nhiếp ảnh gia tường thuật những vụ biểu tình và tụ tập, gây thiệt hại hoặc đánh cắp thiết bị của họ.
Nhân viên an ninh đang thực thi một lệnh chính phủ ban hành hôm 4 tháng 1 cấm tụ tập nơi công cộng, nhắm mục đích ngăn chặn phe đối lập và các tổ chức lao động phản đối đảng cầm quyền. Nhưng theo luật của Campuchia, việc trấn áp ký giả tường thuật các vụ tụ tập là bất hợp pháp.
Hôm thứ sáu, nhân viên an ninh, được cảnh sát yểm trợ, đã dùng gậy và dùi cui chống lại các thành viên của giới truyền thông tường thuật một cuộc tụ tập của những người tranh đấu đối lập bị chính phủ cấm hoạt động. Một phóng viên Campuchia đã bị thương trong vụ tấn công.
Người đứng đầu văn phòng nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Campuchia, bà Wan Hea Lee, lên án hành vi bạo lực hôm thứ bảy. Bà nói chính phủ có bổn phận phải điều tra những vụ tấn công mà nhân viên chính phủ đã tiến hành nhắm vào giới truyền thông trong mấy tháng vừa qua và truy tố những kẻ chịu trách nhiệm.
Bà nói bất cứ hành vi tấn công nào nhắm vào giới truyền thông đều có hậu quả rộng lớn cho nền dân chủ ở Campuchia.
“Nó tác động đến khả năng của toàn bộ xã hội thu thập thông tin cần thiết để nuôi sống khái niệm dân chủ và tham gia, xã hội gồm mọi thành phần mà Campuchia khao khát đạt được. Việc không trừng phạt không diễn ra ở chốn chân không - việc không trừng phạt, trong các trường hợp tấn công vào các ký giả, xảy ra trong một tình hình khả dĩ giúp cho việc không trừng phạt, dứt khoát là như thế.”
Hôm chủ nhật, Bộ Thông tin đã công bố một thông cáo trong đó Bộ thừa nhận rằng mọi chuyện đã đi quá xa.
Thông cáo của bộ lên án “mọi hình thức đe nẹt, hăm dọa, tịch thu tài liệu và phỉ báng ký giả,” và nói rằng Bộ coi các hành động vừa kể là “vi phạm nghiêm trọng quyền tự do báo chí của Campuchia.
Bộ kêu gọi nhân viên an ninh nhà nước tôn trọng quyền của ký giả được tác nghiệp. Tuy nhiên, bộ không đề cập gì đến việc truy tố những kẻ đã phạm các hành vi bạo lực trước đây.
Ông Sebastian Strangio, ph1o chủ tịch Câu lạc bộ Báo chí Nước ngoài ở Campuchia, đại diện cho các ký giả và nhiếp ảnh gia nước ngoài cũng như một số người Campuchia, hoan nghênh thông cáo của chính phủ, nhưng nêu nghi vấn về hiệu quả của thông cáo này trong việc ngăn chặn các hành vi bạo lực.
“Chúng tôi hoan nghênh thông báo ấy. Chúng tôi hoan nghệnh việc lên án những vụ tấn công vào ký giả. Vấn đề bây giờ là liệu lệnh này có thấm vào các giới hữu trách cấp quận hay không, những người được cho là đứng sau rất nhiều vụ tấn công này. Ðiều đó còn cần phải chờ xem.”
Các biện pháp được đưa ra vào một thời điểm căng thẳng chính trị tăng cao ở Campuchia. Phe đối lập chính trị ở nước này đã không chịu nhận ghế tại Quốc Hội để phản đối một cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 7 năm ngoái mà họ cho là đầy gian lận nhưng kết quả bầu cử cho thấy đảng đương quyền thắng với khoảng cách biệt xít xao.
Mặc dù hai đảng sắp đạt được một thỏa thuận trong tháng trước nhằm giải quyết bất đồng, nay dường như thỏa thuận đó đã sụp đổ.
Ðã bắt đầu việc vận động cho cuộc bầu cử vào ngày 18 tháng này. Ðây là một cuộc bấu cử mà các hội đồng địa phương sẽ biểu quyết để bổ nhiệm các thành viên của 2 nhóm thuộc các hội đồng cấp cao hơn.
Từ nhiều tháng nay, nhân viên an ninh được thành phố Phnom Penh tuyển dụng, đã tấn công các ký giả và nhiếp ảnh gia tường thuật những vụ biểu tình và tụ tập, gây thiệt hại hoặc đánh cắp thiết bị của họ.
Nhân viên an ninh đang thực thi một lệnh chính phủ ban hành hôm 4 tháng 1 cấm tụ tập nơi công cộng, nhắm mục đích ngăn chặn phe đối lập và các tổ chức lao động phản đối đảng cầm quyền. Nhưng theo luật của Campuchia, việc trấn áp ký giả tường thuật các vụ tụ tập là bất hợp pháp.
Hôm thứ sáu, nhân viên an ninh, được cảnh sát yểm trợ, đã dùng gậy và dùi cui chống lại các thành viên của giới truyền thông tường thuật một cuộc tụ tập của những người tranh đấu đối lập bị chính phủ cấm hoạt động. Một phóng viên Campuchia đã bị thương trong vụ tấn công.
Người đứng đầu văn phòng nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Campuchia, bà Wan Hea Lee, lên án hành vi bạo lực hôm thứ bảy. Bà nói chính phủ có bổn phận phải điều tra những vụ tấn công mà nhân viên chính phủ đã tiến hành nhắm vào giới truyền thông trong mấy tháng vừa qua và truy tố những kẻ chịu trách nhiệm.
Bà nói bất cứ hành vi tấn công nào nhắm vào giới truyền thông đều có hậu quả rộng lớn cho nền dân chủ ở Campuchia.
“Nó tác động đến khả năng của toàn bộ xã hội thu thập thông tin cần thiết để nuôi sống khái niệm dân chủ và tham gia, xã hội gồm mọi thành phần mà Campuchia khao khát đạt được. Việc không trừng phạt không diễn ra ở chốn chân không - việc không trừng phạt, trong các trường hợp tấn công vào các ký giả, xảy ra trong một tình hình khả dĩ giúp cho việc không trừng phạt, dứt khoát là như thế.”
Hôm chủ nhật, Bộ Thông tin đã công bố một thông cáo trong đó Bộ thừa nhận rằng mọi chuyện đã đi quá xa.
Thông cáo của bộ lên án “mọi hình thức đe nẹt, hăm dọa, tịch thu tài liệu và phỉ báng ký giả,” và nói rằng Bộ coi các hành động vừa kể là “vi phạm nghiêm trọng quyền tự do báo chí của Campuchia.
Bộ kêu gọi nhân viên an ninh nhà nước tôn trọng quyền của ký giả được tác nghiệp. Tuy nhiên, bộ không đề cập gì đến việc truy tố những kẻ đã phạm các hành vi bạo lực trước đây.
Ông Sebastian Strangio, ph1o chủ tịch Câu lạc bộ Báo chí Nước ngoài ở Campuchia, đại diện cho các ký giả và nhiếp ảnh gia nước ngoài cũng như một số người Campuchia, hoan nghênh thông cáo của chính phủ, nhưng nêu nghi vấn về hiệu quả của thông cáo này trong việc ngăn chặn các hành vi bạo lực.
“Chúng tôi hoan nghênh thông báo ấy. Chúng tôi hoan nghệnh việc lên án những vụ tấn công vào ký giả. Vấn đề bây giờ là liệu lệnh này có thấm vào các giới hữu trách cấp quận hay không, những người được cho là đứng sau rất nhiều vụ tấn công này. Ðiều đó còn cần phải chờ xem.”
Các biện pháp được đưa ra vào một thời điểm căng thẳng chính trị tăng cao ở Campuchia. Phe đối lập chính trị ở nước này đã không chịu nhận ghế tại Quốc Hội để phản đối một cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 7 năm ngoái mà họ cho là đầy gian lận nhưng kết quả bầu cử cho thấy đảng đương quyền thắng với khoảng cách biệt xít xao.
Mặc dù hai đảng sắp đạt được một thỏa thuận trong tháng trước nhằm giải quyết bất đồng, nay dường như thỏa thuận đó đã sụp đổ.
Ðã bắt đầu việc vận động cho cuộc bầu cử vào ngày 18 tháng này. Ðây là một cuộc bấu cử mà các hội đồng địa phương sẽ biểu quyết để bổ nhiệm các thành viên của 2 nhóm thuộc các hội đồng cấp cao hơn.