Đường dẫn truy cập

Campuchia sẽ đóng cửa trại tị nạn của 62 người Thượng vào tháng Hai


Campuchia muốn đóng cửa khu tị nạn này để ngăn chặn làn sóng người Thượng ở Tây Nguyên tiếp tục đổ sang Campuchia
Campuchia muốn đóng cửa khu tị nạn này để ngăn chặn làn sóng người Thượng ở Tây Nguyên tiếp tục đổ sang Campuchia

Campuchia hôm thứ Sáu nói rằng họ sẽ cho phép 62 người tỵ nạn Việt Nam lưu lại Campuchia thêm một vài tuần lễ nữa, như một cử chỉ thiện chí dành cho cơ quan tỵ nạn của Liên hiệp quốc, tuy nhiên Campuchia nói họ tin rằng những người tỵ nạn Việt Nam không còn gặp hiểm nguy, nếu được trả về nước.

Trước đây, Campuchia đã ra hạn chót cho Cao Ủy tỵ nạn Liên hiệp quốc là đến ngày đầu năm 2011, phải đóng một khu trại dành cho người tỵ nạn tại thủ đô PnomPenh. Theo lời Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Nam Hong, thì bây giờ, Liên hiệp quốc có đến ngày 15 tháng Hai để làm việc này.

Nói chuyện với báo chí, ông Hor Nam Hong nói “Việt Nam đang đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Tại nước này, không còn chiến tranh, không còn bom đạn, do đó không nên còn người tỵ nạn nữa.” Ông Hong nói thêm rằng những người tỵ nạn chưa được hưởng quy chế tỵ nạn, phải được gửi trả về Việt Nam, họ không thể lưu lại Campuchia.

Bộ Ngoại giao Campuchia đã thông báo cho Cao Ủy Tỵ nạn Liên hiệp quốc về dự định đóng cửa trại tỵ nạn vào ngày 1 tháng Giêng năm 2011, và gửi trả tất cả những người còn trong trại về nước. Lý do là vì Pnom Penh không muốn khuyến khích thêm nhiều người Việt Nam khác chạy sang Campuchia tỵ nạn.

Cao Ủy Tỵ nạn LHQ kêu gọi Campuchia hãy cho họ một thời gian để tìm cách đưa những người tỵ nạn đi định cư.

Ngoại trưởng Campuchia cho biết Thủ tướng Hun Sen đã quyết định dời lại hạn chót như một cử chỉ thiện chí dành cho Cơ quan tỵ nạn Liên hiệp quốc.

Hàng ngàn người Thượng đã chạy sang Campuchia từ năm 2001, khi Việt Nam đàn áp các cuộc biểu tình phản đối các vụ tịch thu đất đai, và giới hạn các hoạt động tôn giáo.

Nhóm tỵ nạn hiện nay là đợt tỵ nạn cuối cùng trong nhóm 1.812 người sắc tộc thiểu số đã được Cao Ủy Tỵ nạn Liên hiệp quốc bảo trợ từ năm 2006. Trong số này, 999 người đã được định cư, phần lớn tại Hoa Kỳ, và 751 người đã bị gửi trả về Việt Nam.

Nhiều người Thượng đã sát cánh chiến đấu với Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam, họ theo Hội Thánh Tin Lành Dega, một giáo hội không được công nhận tại Việt Nam, và thường bị chính quyền nghi kỵ.

Nguồn: AP, VietnamNet

VOA Express

XS
SM
MD
LG