Trong phiên tòa ngày thứ Hai, ông Duch nói ông là người đứng đầu bất đắc dĩ nhà tù M- 13, một nhà tù được Khmer Đỏ thành lập rất sớm.
Ông Duch, nói qua một thông dịch viên, đã làm chứng là ngay cả trước khi Khmer Đỏ nắm quyền vào năm 1975, chế độ đã sử dụng trung tâm này để thẩm vấn, tra tấn và giết hại tù nhân.
Ông Duch nói: “Bất cứ ai xâm nhập vào vùng giải phóng có thể bị xem như kẻ thù và bị tiêu diệt.”
Ông Duch nói một trong cấp chỉ huy trực tiếp của ông ra lệnh cho ông phải thẩm vấn các tù nhân như thế nào, tra tấn họ ra làm sao, dùng dây diện, kỹ thuật trấn nước và làm nghẹt thở.
Ông cho biết: “Phương pháp tốt nhất mà ông ta thích sử dụng là bao plastic trùm đầu tù nhân. Ông ta nói, 'đồng chí cần phải nhìn vào cổ người này để xem mạch máu nơi cổ có rung không- Nếu mạnh máu nơi cổ rung mạnh, thì những người này bị xem như là gián điệp'."
Ông Duch chỉ dẫn cho những người dưới quyền kỹ thuật này, sau đó mang đến S-21, trung tâm tra tấn nổi tiếng tại Phnom Penh. Ông Duch bị kết tội chịu trách nhiệm về cái chết của hơn 12.000 người tại trại tù này.
Điều này làm ông trở thành một nhân chứng quan trọng trong vụ xử 3 lãnh tụ cao cấp của Khmer Đỏ hiện này, tất cả đều giảm nhẹ vai trò của họ trong những phiên làm chứng trước đây.
Ông Clair Duffy, quan sát viên vụ án làm việc cho Sáng kiến Công lý Xã hội Mở rộng, nói:
“Những người bị cáo buộc có vị trí trung tâm trong những biến cố này đang làm tất cả mọi việc để có thể giảm nhẹ vai trò hay mức độ quyền hành của họ. Những người khác gần gũi với trung tâm vụ việc ông Duch chẳng hạn, sẽ là những người được giữ vị thế độc nhất vô nhị để cho biết chuyện gì xảy ra tại cấp độ lãnh đạo đó.”
Tuy nhiên, bên ngoài phòng xử, chính tòa án cũng gặp những xáo trộn.
Hôm thứ Hai, một thẩm phán đồng điều tra của tòa án quốc tế từ chức lấy làm tiếc về điều ông gọi là “tình trạng rối loạn” trong nội bộ tòa án. Người tiền nhiệm của ông bị nhiều chỉ trích đã từ chức chỉ mấy tháng trước đây, nêu lý do chính phủ thường can thiệp vào công việc của tòa án.