Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là bác sĩ Hồ văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.
Ông Thời ở Vũng Tầu có nêu thắc mắc và được bác sĩ Hồ văn Hiền giải đáp:
External otitis
Viêm tai giữa tái hồi kèm với viêm da (recurrent otitis media with atopic dermatitis)
Bé gái 13 tuổi bị viêm da ngứa ở chân và ngứa ở tai. Tai chảy mủ và các bác sĩ tai mũi họng định bịnh là viêm tai ngoài, chữa bằng thuốc trụ sinh và corticoid uống và thuốc nhỏ tai nhưng không khỏi hẳn.
Tai ngoài là phần tai phía ngoài màng nhĩ, gồm vành tai và ống tai. Lúc bị nhiễm trùng, do vi trùng (bacteria) hoặc nấm (fungal infection), lớp da lót ống tai cũng như mặt ngoài của màng nhĩ bị sưng và đỏ, thường kèm theo mũ như trường hợp bàn ở đây. Nếu thấy được màng nhĩ, bs sẽ ghi nhận là màng nhĩ cón nguyện vẹn, hoặc daỳ lên nhưng không bị lũng. Ở đây, Bs Tai mũi họng đã khám và định bịnh, chúng ta sẽ loại bỏ trường hợp chảy mủ do viêm tai giữa (otitis media), căng mủ nên làm lũng màng nhĩ (perforation of the tympanic membrane).
Những yếu tố làm da ống tai yếu đi có thể làm viêm tai ngoài xảy ra hoặc tái đi tái lại:
- viêm da dị ứng (atopic dermatitis, eczema) làm da trong tai dễ viêm, bịnh nhân gãi ngứa, hoặc lấy đồ móc tai thường xuyên làm da trầy trụa dễ nhiễm trùng
- bịnh nhân tắm hồ, tắm biển thường xuyên có thể làm da lỗ tai bị ướt át, mất tác dụng che chỡ của ráy tai (cerumen, ear wax), nên vi trùng, nấm dễ mọc trong đó, gây nhiễm trùng
- ở người có sức đề kháng yếu (immunodeficient), người tiểu đường (diabetes), viêm tai ngoài có thể lan ra gây viêm xương sàn sọ (osteomyelitis of the skull base) gọi là viêm tai ngoài ác tính (malignant external otitis).
Chữa trị:
1. Tránh gãi, móc lỗ tai, giữ da trong lỗ tai khô (chậm bằng Q tip (đừng ngoáy), hoặc dùng chéo khăn để chậm khô sau khi tắm). Nên để ý nếu bị lũng màng nhĩ, trước khi lặn xuống nước phải dùng dụng cụ bít ống tai lại [ear plugs] để cho nước đừng vào tai giữa).
2. Dùng thuốc kem (cream) hay nhõ (drops) vào tai loại có acid nhẹ (acetic acid) hay trụ sinh loại aminoglycoside hay fluoroquinone, có thể kèm theo chất corticoid (ví dụ thuốc “neomycin sulfate, polymyxin B sulfate and hydrocortisone” (Cortisporin); TobraDex (not FDA approved for ears, possible ototoxicity), Ciprodex). Để ý cần nhỏ thuốc khá nhiếu (mỗi lần 5 giọt, 3-4 lần mỗi ngày, nghiêng đầu qua một bên, kéo vành tai lên, ra phia sau, để thuốc ngấm vào trong, nghieng 5 phut, nếu cần bs phải lấy bớt các chất debris làm tắt nghẽn ống tai, không cho thuốc ngấm vào).
3. Các trường hợp nặng bs có thể cho trụ sinh mạnh uống trong một tuần.
Đề nghị bịnh nhân:
1) Tránh móc tai, gãi tai, tránh ống tai ẩm ướt, nếu bơi lội, nên chặm cho khô sau khi bơi
2) Có thể cần dùng thuốc nhõ tai mới hơn mạnh hơn (đắt tiền hơn), nhõ thuốc đúng cách, đủ liều, nhiều lần trong ngày.
3) Nếu, nặng hơn hoặc dai dẵng, có thể đi đến bs tai mũi họng khám lại, theo dõi kỹ kưỡng (không nên nhảy từ bs này qua bs khác), và khám thêm bs da (dermatologist) nếu cần.
Cảm ơn bác sĩ Hồ văn Hiền.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y Học là 202-205-7890, xin nhắc lại, 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Chúng tôi sẽ chuyển các thắc mắc của quý vị cho các bác sĩ chuyên khoa phân tích và giải thích và sẽ thông báo ngày giờ giải đáp để quý vị tiện theo dõi.