Đường dẫn truy cập

Các Viện Khổng Tử trở lại các trường Mỹ, dưới tên gọi mới


Sinh viên môn hội họa truyền thống Trung Quốc tại Viện Khổng Tử, Đại hoc George Mason, quận Fairfax, Virginia, ngày 2/5/2018.
Sinh viên môn hội họa truyền thống Trung Quốc tại Viện Khổng Tử, Đại hoc George Mason, quận Fairfax, Virginia, ngày 2/5/2018.

Các Viện Khổng Tử, trung tâm học ngôn ngữ và văn hóa gây tranh cãi do Bắc Kinh hậu thuẫn - hầu hết đã bị đóng cửa trên khắp nước Mỹ sau khi bị Bộ Ngoại giao Mỹ xem là phái bộ nước ngoài - đổi tên và mở cửa hoạt động trở lại, theo một phúc trình của Hiệp hội Học giả Quốc gia.

Trong số 118 Viện Khổng Tử từng tồn tại ở Hoa Kỳ, 104 viện đã đóng cửa kể từ ngày 21/6 và bốn viện đang trong quá trình đóng cửa, theo phúc trình.

Trong số này, “ít nhất 28 viện đã thay thế Viện Khổng Tử của họ bằng một chương trình tương tự và ít nhất 58 viện đã duy trì mối quan hệ chặt chẽ với đối tác Viện Khổng Tử cũ của họ,” theo phúc trình.

Ông Perry Link, giáo sư nghiên cứu ngôn ngữ Trung Quốc tại Đại học California Riverside, cho biết ông bị sốc sau khi đọc phúc trình ngày 21 tháng 6 vốn là bản cập nhật của phúc trình tháng 3 năm 2018.

Ông Link nói với VOA rằng trước nhất ông kinh hoàng vì “số Viện Khổng Tử đã bị đóng cửa. Tôi không ngờ tỷ lệ đóng cửa lại cao như vậy. Thứ hai, chúng vẫn tồn tại theo một cách khác với tên gọi khác. Tôi nghĩ rằng điều này thế này cũng xảy ra nhưng chỉ không ngờ lại sớm như vậy”.

VOA đã liên hệ với tòa đại sứ Trung Quốc tại Washington để xin bình luận về việc các Viện Khổng Tử được đổi tên nhưng không nhận được phản hồi.

Hoàn cầu Thời báo của nhà nước Trung Quốc đăng một bài vào tháng 10 năm 2021 trích lời phát ngôn viên của Tòa đại sứ Trung Quốc tại Đức rằng “Trung Quốc kiên quyết phản đối việc chính trị hóa các hoạt động trao đổi học thuật và văn hóa”.

Quan trọng đối với Trung Quốc

Vào tháng 4 năm 2007, ông Li Changchun, khi đó là Chủ tịch Ủy ban Hướng dẫn Trung ương về Xây dựng Văn minh Tinh thần thuộc Ban Tuyên giáo của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nói trong một tường trình của Tân Hoa xã, tờ báo nhà nước Trung Quốc, rằng các Viện Khổng Tử là một “phần quan trọng trong cấu trúc tuyên truyền đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc.”

Các Viện Khổng Tử có nhiều yêu cầu đối với các trường đại học phương Tây đối tác của họ, chẳng hạn như các thỏa thuận bảo mật có nghĩa là các trường không được tiết lộ số tiền mà Viện Khổng Tử đã cung cấp, theo phúc trình của hiệp hội.

Những người phản đối coi các học viện này là một bộ máy tuyên truyền ở nước ngoài cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng như một công cụ để giám sát và can thiệp vào các bài phát biểu và hoạt động trong khuôn viên trường học. Ví dụ, vào năm 2009, Đại học Tiểu bang North Carolina đã hủy bỏ kế hoạch mời Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, đến nói chuyện trong khuôn viên trường sau những phản đối của Viện Khổng Tử.

Mười năm sau, vào năm 2019, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không tài trợ cho các trường đại học có Viện Khổng Tử.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ định Trung tâm Viện Khổng Tử tại Hoa Kỳ là một phái bộ nước ngoài của Trung Quốc tại Mỹ.

Bộ nói “Vào ngày 13 tháng 8 năm 2020, Bộ Ngoại giao đã chỉ định Trung tâm Viện Khổng Tử tại Hoa Kỳ (CIUS), đóng vai trò là trụ sở trên thực tế của mạng lưới Viện Khổng Tử đóng tại Washington DC, là phái bộ nước ngoài của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Sự không minh bạnh của tổ chức này và bản chất do nhà nước chỉ đạo là những lý do thúc đẩy sự chỉ định này”.

Các tổ chức được chỉ định là phái bộ nước ngoài phải gửi báo cáo cho chính phủ Hoa Kỳ về kinh phí, nhân sự, chương trình giảng dạy và các hoạt động diễn ra ở Hoa Kỳ.

Nhưng từ tháng 7 năm 2020, khi các trường học ở Hoa Kỳ dẹp các chương trình, chính phủ Trung Quốc đã tổ chức lại và đổi tên bộ phận chủ quản của Viện Khổng Tử, Văn phòng Hội đồng Ngôn ngữ Trung Quốc Quốc tế, còn được gọi là Hanban, thành Trung tâm Hợp tác và Trao đổi Ngôn ngữ của Bộ Giáo dục (CLEC). CLEC cũng tách ra một tổ chức riêng, Quỹ Giáo dục Quốc tế Trung Quốc (CIEF), để tài trợ và giám sát các Viện Khổng Tử và nhiều cơ sở thay thế của họ, theo Tân Hoa xã.

Đi vòng tránh né

Bà Rachelle Peterson, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Hiệp hội Học giả Quốc gia và đồng tác giả của phúc trình, cho biết tại một cuộc thảo luận ngày 21 tháng 6 do Heritage Foundation tổ chức rằng việc đóng cửa các Viện Khổng Tử là “một câu chuyện thành công vì Hoa Kỳ đã nhận ra mối đe dọa do các Viện Khổng Tử đề ra và đã giải quyết được mối đe dọa đó.”

Tuy nhiên, bà nói: “Đó cũng là một câu chuyện cảnh báo vì ngay bây giờ chính phủ Trung Quốc đang cố gắng lách những chính sách đó. Theo thuật ngữ quân sự, đây sẽ được gọi là một cuộc điều động đánh bọc sườn. Chính phủ Trung Quốc tính toán rằng nếu họ loại bỏ tên Viện Khổng Tử và điều chỉnh cấu trúc chương trình, sẽ không ai nhận ra rằng ảnh hưởng của chính phủ Trung Quốc vẫn tồn tại và trụ vững trong giáo dục đại học của Mỹ”.

Vào ngày 1 tháng 7 năm 2021, một ngày sau khi Viện Khổng Tử đóng cửa, trường Đại học William & Mary đã thiết lập Quan hệ Đối tác Hợp tác với Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Trường đại học Trung Quốc là đối tác trước đây của Viện Khổng Tử tại trường William & Mary, cung cấp các chương trình mà Viện Khổng Tử từng cung cấp. Theo bà Peterson, không có gì thay đổi ngoài cái tên.

Dân biểu Mỹ Jim Banks đã chỉ ra tại cuộc họp ở Heritage Foundation rằng các Viện Khổng Tử cũng được giám sát bởi Bộ phận Công tác Mặt trận Thống nhất của Trung Quốc, với nhiệm vụ “là gây ảnh hưởng đến người nước ngoài và các định chế nước ngoài và đặc biệt là tại Hoa Kỳ. Và công việc của họ có thể được nhìn thấy trong khuôn viên trường đại học trên khắp đất nước.”

Giáo sư Link nói rằng mặc dù Viện Khổng Tử không thể kiểm duyệt sinh viên, nhưng ảnh hưởng của họ đối với các nhà giáo dục được thực hiện theo những cách khác. “Nếu bạn đang ở Viện Khổng Tử và tạo ra một số chương trình bằng tiền của đảng Cộng sản Trung Quốc, bạn có tổ chức sự kiện tưởng niệm Thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn không? Dĩ nhiên là không. Có những quy tắc bằng văn bản nào ngăn cản bạn không? Không. Ai đó cấp trên bảo bạn chớ làm không? Không. Đó là sự tự kiểm duyệt, theo tâm lý thôi.”

Ông Jonathan Sullivan là một chuyên gia về Trung Quốc và là giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Nottingham ở Vương quốc Anh, người đã tham gia đánh giá các Viện Khổng Tử ở dạng ban đầu. Ông nói với VOA trong một email rằng “sự ‘sợ hãi’ xung quanh các Viện Khổng Tử đã bị thổi phồng quá mức và nỗi sợ hãi về những gì họ đang làm và có thể đạt được đã bị thổi phồng quá mức”.

Ông nói sinh viên cần phải học tiếng Trung Quốc và có năng lực văn hóa Trung Quốc, nhưng chính phủ ở nhiều quốc gia đã không can thiệp để tài trợ cho các lựa chọn học thuật thay thế cho chương trình giảng dạy được cung cấp thông qua các Viện Khổng Tử.

Ông Sullivan nói: “Thực tế phũ phàng là các Viện Khổng Tử/Phòng học Khổng Tử đã tăng cường để đáp ứng nhu cầu mà các chính phủ không có - và họ rất vui khi chấp nhận ‘miễn phí’. “Giờ đây, khi các Viện Khổng Tử bị hoen ố bởi sự chán ghét và nghi ngờ ngày càng tăng đối với chính phủ Trung Quốc, thì ‘sự miễn phí’ ấy giờ đây phải trả giá.”

Diễn đàn

VOA Express

XS
SM
MD
LG