Việc chính phủ Hoa Kỳ quyết định cho phép các công ty đầu tư vào Miến Ðiện, kể cả trong khu vực dầu khí quốc doanh đã khiến các tổ chức nhân quyền và hoạt động nhân đạo lo ngại. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích kinh doanh coi việc thêm sự đầu tư của Hoa Kỳ ở Miến Ðiện có một tác động lớn dài hạn vào nền kinh tế còn đang chật vật của nước này. Từ Bangkok, thông tín viên VOA Ron Corben ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Các tổ chức nhân quyền tập trung chỉ trích việc nới lỏng các biện pháp chế tài Miến Ðiện vào việc cho phép Hoa Kỳ đầu tư vào công nghiệp dầu khí của Miến Ðiện, vốn là một nguồn thu nhập chính cho các chính phủ quân nhân trước đây.
Quyết định được Tổng thống Barack Obama loan báo hôm qua, cho phép các công ty và các dịch vụ tài chính của Hoa Kỳ hoạt động tại Miến Ðiện lần đầu tiên từ 15 năm nay. Các công ty Hoa Kỳ nay có thể hợp tác với công ty dầu khí quốc doanh của Miến Ðiện, còn gọi tắt là MOGE.
Các biện pháp chế tài vẫn được coi như một phương tiện chính để làm áp lức chính phủ quân nhân trước đây phải thực hiện các cải cách chính trị và cải thiện thành tích nhân quyền, trong đó có việc phóng thích lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi và con số tù nhân chính trị khác lên tới 2.000 người.
Một số lớn các tổ chức tranh đấu và nhân quyền, kể cả Tổng công đoàn Lao động Hoa Kỳ AFL-CIO, Freedom House, Human Rights Watch và Viện Dân chủ Á châu, đã kêu gọi Hoa Kỳ duy trì các biện pháp hạn chế kinh tế.
Phó giám đốc Human Rights Watch ở châu Á, ông Phil Robertson, nói khu vực dầu khí ở Miến Ðiện, còn gọi là Myanmar, vẫn còn là một mối quan ngại về tính minh bạch và trách nhiệm.
Ông Robertson nói: “Mặt khác, khi đầu tư của Hoa Kỳ đi vào và mở ra trong mọi lãnh vực thì họ thực sự phải đặt ra những điều kiện mạnh hơn - họ phải có một danh sách các chế tài được cập nhật và những lệnh cấm có tình cưỡng hành trong khu vực dầu khí mà chúng ta coi là có vấn đề.”
Hoa Kỳ nói việc nới lỏng chế tài, theo đường lối cùng với Liên hiệp châu và Australia, chuyển đi một “tín hiệu mạnh” cho thấy Hoa Kỳ ủng hộ chương trình cải cách chính trị của Miến Ðiện dưới chế độ của Tổng thống Thein Sein.
Nhưng ông Robertson nói việc cho phép đầu tư trong công nghiệp dầu khí bị các tổ chức nhân quyền coi như một trở ngại và dường như được đưa ra sau khi bị áp lực của các công ty dầu khí Hoa Kỳ.
Ông Robertson nói tiếp: “Làm như Hoa Kỳ đã khuất phục trước áp lực của ngành công nghiệp. Lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi nói đó không phải là một công nghiệp minh bạch. Thật ra đã có rất nhiều vấn đề với khu vực này, do đó thực là lạ khi chính phủ Hoa Kỳ liệt kê ngành này vào danh sách và cho phép thực hiện đầu tư - tập trung đầu tư vào khu vực khai thác dầu khí.”
Các tổ chức khác bầy tỏ quan ngại gồm tổ chức bất vụ lợi Earth Rights International có trụ sở ở Washington. Tổ chức này nói rằng chính sách của Hoa Kỳ đã không tuân thủ các tập tục quốc tế tốt đẹp nhất về nhân quyền, thành tích môi trường và minh bạch tài chính.
Nhưng các đại diện giới kinh doanh Hoa Kỳ cho rằng sự hiện diện của các công ty Hoa Kỳ ở Miến Ðiện có thể góp phần nâng cao các tiêu chuẩn về lao động và môi trường cũng như trách nhiệm công ty.
Trong những năm gần đây, dẫn đầu các nhà đầu tư chính của Miến Ðiện là Trung Quốc và các quốc gia Ðông Nam Á như Thái Lan và Singapore. Các nguồn đầu tư mới, nhất là cho cơ sở hạ tầng cấp thiết, được coi như cần kíp để nâng đỡ nền kinh tế Miến Ðiện, một trong các nước nghèo nhất châu Á sau nhiều thập niên điều hành kinh tế sai lạc dưới chế độ quân nhân.
Một luật mới về đầu tư nước ngoài dự trù cũng sẽ được áp dụng trước tháng 9 và sẽ gồm những cải cách về tiếp cận đất đai và bảo đảm cho các công ty nước ngoài được có một “sân chơi bình đẳng” với các công ty địa phương.
Quyết định của Hoa Kỳ được đưa ra vào lúc Nhật Bản bình thường hóa quan hệ kinh tế với Miến Ðiện sau 25 năm phong tỏa các khoản cho vay mới. Công ty thương mại lớn hàng thứ 5 của Nhật Bản là Marubeni tuần này thông báo một hợp đồng mới để cải tổ một nhà máy điện chạy bằng dầu khí mà họ đã xây dựng trước khi siết chặt các biện pháp chế tài.
Các tổ chức nhân quyền tập trung chỉ trích việc nới lỏng các biện pháp chế tài Miến Ðiện vào việc cho phép Hoa Kỳ đầu tư vào công nghiệp dầu khí của Miến Ðiện, vốn là một nguồn thu nhập chính cho các chính phủ quân nhân trước đây.
Quyết định được Tổng thống Barack Obama loan báo hôm qua, cho phép các công ty và các dịch vụ tài chính của Hoa Kỳ hoạt động tại Miến Ðiện lần đầu tiên từ 15 năm nay. Các công ty Hoa Kỳ nay có thể hợp tác với công ty dầu khí quốc doanh của Miến Ðiện, còn gọi tắt là MOGE.
Các biện pháp chế tài vẫn được coi như một phương tiện chính để làm áp lức chính phủ quân nhân trước đây phải thực hiện các cải cách chính trị và cải thiện thành tích nhân quyền, trong đó có việc phóng thích lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi và con số tù nhân chính trị khác lên tới 2.000 người.
Một số lớn các tổ chức tranh đấu và nhân quyền, kể cả Tổng công đoàn Lao động Hoa Kỳ AFL-CIO, Freedom House, Human Rights Watch và Viện Dân chủ Á châu, đã kêu gọi Hoa Kỳ duy trì các biện pháp hạn chế kinh tế.
Phó giám đốc Human Rights Watch ở châu Á, ông Phil Robertson, nói khu vực dầu khí ở Miến Ðiện, còn gọi là Myanmar, vẫn còn là một mối quan ngại về tính minh bạch và trách nhiệm.
Ông Robertson nói: “Mặt khác, khi đầu tư của Hoa Kỳ đi vào và mở ra trong mọi lãnh vực thì họ thực sự phải đặt ra những điều kiện mạnh hơn - họ phải có một danh sách các chế tài được cập nhật và những lệnh cấm có tình cưỡng hành trong khu vực dầu khí mà chúng ta coi là có vấn đề.”
Hoa Kỳ nói việc nới lỏng chế tài, theo đường lối cùng với Liên hiệp châu và Australia, chuyển đi một “tín hiệu mạnh” cho thấy Hoa Kỳ ủng hộ chương trình cải cách chính trị của Miến Ðiện dưới chế độ của Tổng thống Thein Sein.
Nhưng ông Robertson nói việc cho phép đầu tư trong công nghiệp dầu khí bị các tổ chức nhân quyền coi như một trở ngại và dường như được đưa ra sau khi bị áp lực của các công ty dầu khí Hoa Kỳ.
Ông Robertson nói tiếp: “Làm như Hoa Kỳ đã khuất phục trước áp lực của ngành công nghiệp. Lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi nói đó không phải là một công nghiệp minh bạch. Thật ra đã có rất nhiều vấn đề với khu vực này, do đó thực là lạ khi chính phủ Hoa Kỳ liệt kê ngành này vào danh sách và cho phép thực hiện đầu tư - tập trung đầu tư vào khu vực khai thác dầu khí.”
Các tổ chức khác bầy tỏ quan ngại gồm tổ chức bất vụ lợi Earth Rights International có trụ sở ở Washington. Tổ chức này nói rằng chính sách của Hoa Kỳ đã không tuân thủ các tập tục quốc tế tốt đẹp nhất về nhân quyền, thành tích môi trường và minh bạch tài chính.
Nhưng các đại diện giới kinh doanh Hoa Kỳ cho rằng sự hiện diện của các công ty Hoa Kỳ ở Miến Ðiện có thể góp phần nâng cao các tiêu chuẩn về lao động và môi trường cũng như trách nhiệm công ty.
Trong những năm gần đây, dẫn đầu các nhà đầu tư chính của Miến Ðiện là Trung Quốc và các quốc gia Ðông Nam Á như Thái Lan và Singapore. Các nguồn đầu tư mới, nhất là cho cơ sở hạ tầng cấp thiết, được coi như cần kíp để nâng đỡ nền kinh tế Miến Ðiện, một trong các nước nghèo nhất châu Á sau nhiều thập niên điều hành kinh tế sai lạc dưới chế độ quân nhân.
Một luật mới về đầu tư nước ngoài dự trù cũng sẽ được áp dụng trước tháng 9 và sẽ gồm những cải cách về tiếp cận đất đai và bảo đảm cho các công ty nước ngoài được có một “sân chơi bình đẳng” với các công ty địa phương.
Quyết định của Hoa Kỳ được đưa ra vào lúc Nhật Bản bình thường hóa quan hệ kinh tế với Miến Ðiện sau 25 năm phong tỏa các khoản cho vay mới. Công ty thương mại lớn hàng thứ 5 của Nhật Bản là Marubeni tuần này thông báo một hợp đồng mới để cải tổ một nhà máy điện chạy bằng dầu khí mà họ đã xây dựng trước khi siết chặt các biện pháp chế tài.