Quyền đăng cai Olympic 2022 sẽ được trao trong vòng chưa đầy một năm nữa. Thế nhưng thay vì là một cuộc đua tranh quyết liệt giữa các thành phố trên thế giới để giành quyền đăng cai này, thì nay cuộc đua đổi hướng thành ra thành phố nào còn "trụ" lại để nhận tổ chức Olympic này, sau khi các thành phố tiềm năng lần lượt rút tên khỏi danh sách dự tranh vì một lý do chính là đại hội thể thao mùa đông này nay trở thành một “cỗ máy ngốn tiền” khổng lồ.
Hôm thứ Hai tuần trước, Krakow của Ba Lan chính thức xin rút khỏi danh sách dự tranh, một ngày sau khi thành phố này tổ chức cuộc trưng cầu dân ý với kết quả là 70% cử tri nói họ không muốn đăng cai Olympic.
Hồi tháng Giêng trước đó, một trong số 6 ứng cử viên trong danh sách chung kết rút lui – đó là thành phố Stockholm, khi chính đảng đương quyền của Thụy Điển tuyên bố không hỗ trợ tài chính cho việc đăng cai Olympic này. Họ đưa ra vô số hạng mục với phí tổn đến hàng trăm triệu đôla của các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho thế vận hội chỉ sẽ sử dụng có hai tuần lễ, rồi sau đó hiếm có dịp sử dụng lại. Đó chính là thách thức chung đối với hầu hết các nước đã đăng cai Olympic và có dự tính tranh đăng cai đại hội thể thao này trong tương lai. “Olympic mùa Đông có nghĩa là một dự án đầu tư khổng lồ cho các cơ sở hạ tầng thể thao mới, chẳng hạn như các trường đua xe trượt lòng máng” các giới chức của đảng đương quyền nói. “Sau Olympic thì không còn có nhu cầu sử dụng các cơ sở đó nữa.”
Hồi tháng 11 năm ngoái, cư dân thành phố Munich của Đức cũng bác bỏ đề nghị tranh đăng cai. Một luật sư ở đó nói: “Cuộc biểu quyết không đưa ra thông điệp chống lại thể thao, nhưng chống lại tính không minh bạch và tham lam lợi nhuận của Ủy ban Olympic Quốc tế.”
Hồi tháng 3, hai thành phố đồng tranh đăng cai của Thụy Sĩ là Davos và St. Moritz cũng bỏ ý định sau khi công chúng không tán thành trong một cuộc trưng cầu dân ý.
Hai trong số bốn ứng cử viên còn lại trên danh sách chung kết đang đứng trước những thách thức tương tự. Kế hoạch dự tranh của Oslo của Na Uy đang có nguy cơ đổ bể. Kế hoạch này giành được sự ủng hộ với một tỉ lệ đa số sít sao trong cuộc biểu quyết hồi tháng 9 năm ngoái, nhưng sự chống đối của công chúng đối với dự án này đang ngày một tăng thêm kể từ đó. Đầu tuần này khối thiểu số trong chính phủ liên hiệp của nước này đã biểu quyết chống lại việc tài trợ cho Olympic. Để cho Olso tiếp tục với dự án này đòi hỏi phải thành lập một liên minh chính phủ mới chưa từng có tại nước này giữa đảng Bảo thủ đương quyền và đảng Lao động đối lập.
Kế hoạch tranh đăng cai của Lviv của Ukraine xem như đã tan biến trong cuộc khủng hoảng chính trị đang hoành hành tại nước này. Người đứng đầu dự án này của Ukraine nói rằng giấc mơ Olympic của Lviv nay “tạm gác lại.”
Chỉ còn lại hai ứng cử viên “khỏe mạnh” tranh đăng cai Olympic 2022 này: Almaty của Kazakhstan, và Bắc Kinh. Kazakhstan là nước nhiều dầu hỏa đang do một tổng thống có nhiệm quyền trọn đời cai trị, còn nước kia là Trung Quốc.
Tranh được quyền đăng cai Olympic nay không còn được xem là một chiến thắng vĩ đại nữa. Các ứng cử viên thua cuộc hoặc bỏ cuộc có chung một lý do: khi mà công dân ở đó thực sự được cất tiếng nói, họ nói rằng ‘chúng tôi không muốn Olympic.’
Họ không muốn nhận “vinh dự” đang cai Olympic nữa khi nhìn vào những kết quả tài chánh: Nga tiêu tốn 51 tỉ đôla cho Sochi 2014, Trung Quốc tiêu tốn 40 tỉ đôla cho Bắc Kinh 2008. Montreal lỗ gần một tỉ đôla cho Olympic 1976, và phải mất 30 năm để trả hết nợ. Nagano của Nhật Bản đăng cai Olympic 1998 hình như đến nay vẫn chưa trả hết nợ.
Hôm thứ Hai tuần trước, Krakow của Ba Lan chính thức xin rút khỏi danh sách dự tranh, một ngày sau khi thành phố này tổ chức cuộc trưng cầu dân ý với kết quả là 70% cử tri nói họ không muốn đăng cai Olympic.
Hồi tháng Giêng trước đó, một trong số 6 ứng cử viên trong danh sách chung kết rút lui – đó là thành phố Stockholm, khi chính đảng đương quyền của Thụy Điển tuyên bố không hỗ trợ tài chính cho việc đăng cai Olympic này. Họ đưa ra vô số hạng mục với phí tổn đến hàng trăm triệu đôla của các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho thế vận hội chỉ sẽ sử dụng có hai tuần lễ, rồi sau đó hiếm có dịp sử dụng lại. Đó chính là thách thức chung đối với hầu hết các nước đã đăng cai Olympic và có dự tính tranh đăng cai đại hội thể thao này trong tương lai. “Olympic mùa Đông có nghĩa là một dự án đầu tư khổng lồ cho các cơ sở hạ tầng thể thao mới, chẳng hạn như các trường đua xe trượt lòng máng” các giới chức của đảng đương quyền nói. “Sau Olympic thì không còn có nhu cầu sử dụng các cơ sở đó nữa.”
Hồi tháng 11 năm ngoái, cư dân thành phố Munich của Đức cũng bác bỏ đề nghị tranh đăng cai. Một luật sư ở đó nói: “Cuộc biểu quyết không đưa ra thông điệp chống lại thể thao, nhưng chống lại tính không minh bạch và tham lam lợi nhuận của Ủy ban Olympic Quốc tế.”
Hồi tháng 3, hai thành phố đồng tranh đăng cai của Thụy Sĩ là Davos và St. Moritz cũng bỏ ý định sau khi công chúng không tán thành trong một cuộc trưng cầu dân ý.
Hai trong số bốn ứng cử viên còn lại trên danh sách chung kết đang đứng trước những thách thức tương tự. Kế hoạch dự tranh của Oslo của Na Uy đang có nguy cơ đổ bể. Kế hoạch này giành được sự ủng hộ với một tỉ lệ đa số sít sao trong cuộc biểu quyết hồi tháng 9 năm ngoái, nhưng sự chống đối của công chúng đối với dự án này đang ngày một tăng thêm kể từ đó. Đầu tuần này khối thiểu số trong chính phủ liên hiệp của nước này đã biểu quyết chống lại việc tài trợ cho Olympic. Để cho Olso tiếp tục với dự án này đòi hỏi phải thành lập một liên minh chính phủ mới chưa từng có tại nước này giữa đảng Bảo thủ đương quyền và đảng Lao động đối lập.
Kế hoạch tranh đăng cai của Lviv của Ukraine xem như đã tan biến trong cuộc khủng hoảng chính trị đang hoành hành tại nước này. Người đứng đầu dự án này của Ukraine nói rằng giấc mơ Olympic của Lviv nay “tạm gác lại.”
Chỉ còn lại hai ứng cử viên “khỏe mạnh” tranh đăng cai Olympic 2022 này: Almaty của Kazakhstan, và Bắc Kinh. Kazakhstan là nước nhiều dầu hỏa đang do một tổng thống có nhiệm quyền trọn đời cai trị, còn nước kia là Trung Quốc.
Tranh được quyền đăng cai Olympic nay không còn được xem là một chiến thắng vĩ đại nữa. Các ứng cử viên thua cuộc hoặc bỏ cuộc có chung một lý do: khi mà công dân ở đó thực sự được cất tiếng nói, họ nói rằng ‘chúng tôi không muốn Olympic.’
Họ không muốn nhận “vinh dự” đang cai Olympic nữa khi nhìn vào những kết quả tài chánh: Nga tiêu tốn 51 tỉ đôla cho Sochi 2014, Trung Quốc tiêu tốn 40 tỉ đôla cho Bắc Kinh 2008. Montreal lỗ gần một tỉ đôla cho Olympic 1976, và phải mất 30 năm để trả hết nợ. Nagano của Nhật Bản đăng cai Olympic 1998 hình như đến nay vẫn chưa trả hết nợ.