KYIV, UKRAINE —
Trong khi giao tranh tiếp tục ở nhiều nơi miền đông Ukraine, đa số cử tri ở phần còn lại trong nước bầy tỏ thiện chí tại phòng bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống hôm chủ nhật vừa qua, mà theo lời các quan sát viên Âu châu, đã đạt các tiêu chuẩn quốc tế.
Ðó là một trong các toán quan sát viên Âu châu bầu cử lớn nhất mà các giới chức đã lập ra để theo dõi một cuộc bầu cử - gần 1.000 quan sát viên đã được Tổ chức An ninh và Hợp tác Âu châu OSCE, giao phó trọng trách. Và người đứng đầu phái bộ, ông João Soares, cùng với các nghị viên Âu châu, đã đưa ra phán quyết.
“Như quý vị đã nghe tin, các quan sát viên quốc tế thừa nhận các cuộc bầu cử này là thích đáng và đàng hoàng.”
Chính trị gia Bồ Ðào Nha này lên án hành động phá hoại bầu cử của các phần tử đòi ly khai ở các tỉnh cực đông Ukraine là Donetsk và Lunhansk, nơi các phần tử nổi dậy thân Nga tìm cách ngăn chặn việc bỏ phiếu tại 24 trong số 34 hạt bầu cử. Nhưng ông nhấn mạnh rằng kết quả bầu phiếu phải được tôn trọng, và nêu ra tỷ lệ 60% cử tri khắp nước đi bỏ phiếu cao hơn cả số cử tri đi bầu nghị viện Âu châu ở 24 nước.
Ông Soares nói tiếp: “Ðương nhiên đã có những vấn đề ở Donetsk và Luhansk, nhưng số người đi bỏ phiếu ở khắp Ukraine còn cao hơn số người đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử diễn ra cùng ngày vào nghị viện Âu châu. Tôi là một thành viên của Nghị viện Âu châu. Tôi rất hãnh diện thấy số cử tri đi bầu trong các cuộc bầu cử của chính tôi.”
Hiện còn chưa rõ có bao nhiêu người ở miền đông Ukraine đi bỏ phiếu được. Một sự ước tính của Uỷ ban bầu cử Ukraine hôm chủ nhật cho thấy tỷ lệ cử tri đi bầu là 9% ở Donetsk, nơi các phần tử đòi ly khai đã bắt cóc các giới chức bầu cử, đe dọa nhân viên phòng phiếu và buộc đóng cửa các trạm bỏ phiếu.
OSCE, tổ chức chính bên ngoài theo dõi cuộc chạy đua vào chức tổng thống hôm chủ nhật, cho rằng cuộc bầu cử có đặc điểm là “số cử tri đi bỏ phiếu cao và quyết tâm rõ ràng của giới hữu trách trong việc tổ chức một cuộc bầu cử thực thụ phần lớn theo đúng các cam kết quốc tế và tôn trọng các quyền tự do cơ bản.”
Báo cáo của OSCE cũng nói việc bỏ phiếu và các thủ tục kiểm phiếu rất minh bạch và các ứng cử viên có khả năng vận động một cách tự do. Báo cáo nêu ra rằng tại 98% các địa điểm bỏ phiếu quan sát bên ngoài miền đông Ukraine, việc bỏ phiếu diễn ra một cách trật tự và tổ chức tốt.
Nhưng OSCE cho rằng việc kiểm phiếu ban đầu có lúc hơi hỗn loạn, một phần vì một virut được phe đòi ly khai chôn giấu trong một hệ thống máy điện toán của ủy ban bầu cử.
Ðối với tất cả các vấn đề ở miền đông, các nghị viên Âu châu nói sự kiện tỷ phú Petro Poroshenko thắng áp đảo trong vòng bầu cử đầu tiên, tránh phải tổ chức cuộc bầu cử vòng nhì, cho thấy tính hợp pháp của việc ông đắc cử, và chứng tỏ rằng ông được sự ủng hộ của phần lớn dân chúng trong nước.
Chính trị gia người Thụy Sĩ Andreas Gross nói các phần tử đòi ly khai đã thất bại trong việc phá hoại tính hợp pháp của cuộc bầu cử.
Ông nói: “Tính hợp pháp là sản phẩm của một cuộc bầu cử do nỗ lực toàn quốc, và ta không thể gây trở ngại ở hai tỉnh.”
Các chính trị gia Âu châu cho hay họ hy vọng ông Poroshenko có thể mở các cuộc đàm phán để hàn gắn những chia rẽ trong nước và giải quyết cuộc nổi dậy ở miền đông.
Nhưng đối thoại có thể khó khăn hơn sau khi phe đòi ly khai chiếm giữ phi cảng Donetsk đêm chủ nhật, khiến quân đội mở một cuộc không kích vào ngày thứ hai.
Ðó là một trong các toán quan sát viên Âu châu bầu cử lớn nhất mà các giới chức đã lập ra để theo dõi một cuộc bầu cử - gần 1.000 quan sát viên đã được Tổ chức An ninh và Hợp tác Âu châu OSCE, giao phó trọng trách. Và người đứng đầu phái bộ, ông João Soares, cùng với các nghị viên Âu châu, đã đưa ra phán quyết.
“Như quý vị đã nghe tin, các quan sát viên quốc tế thừa nhận các cuộc bầu cử này là thích đáng và đàng hoàng.”
Chính trị gia Bồ Ðào Nha này lên án hành động phá hoại bầu cử của các phần tử đòi ly khai ở các tỉnh cực đông Ukraine là Donetsk và Lunhansk, nơi các phần tử nổi dậy thân Nga tìm cách ngăn chặn việc bỏ phiếu tại 24 trong số 34 hạt bầu cử. Nhưng ông nhấn mạnh rằng kết quả bầu phiếu phải được tôn trọng, và nêu ra tỷ lệ 60% cử tri khắp nước đi bỏ phiếu cao hơn cả số cử tri đi bầu nghị viện Âu châu ở 24 nước.
Ông Soares nói tiếp: “Ðương nhiên đã có những vấn đề ở Donetsk và Luhansk, nhưng số người đi bỏ phiếu ở khắp Ukraine còn cao hơn số người đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử diễn ra cùng ngày vào nghị viện Âu châu. Tôi là một thành viên của Nghị viện Âu châu. Tôi rất hãnh diện thấy số cử tri đi bầu trong các cuộc bầu cử của chính tôi.”
Hiện còn chưa rõ có bao nhiêu người ở miền đông Ukraine đi bỏ phiếu được. Một sự ước tính của Uỷ ban bầu cử Ukraine hôm chủ nhật cho thấy tỷ lệ cử tri đi bầu là 9% ở Donetsk, nơi các phần tử đòi ly khai đã bắt cóc các giới chức bầu cử, đe dọa nhân viên phòng phiếu và buộc đóng cửa các trạm bỏ phiếu.
OSCE, tổ chức chính bên ngoài theo dõi cuộc chạy đua vào chức tổng thống hôm chủ nhật, cho rằng cuộc bầu cử có đặc điểm là “số cử tri đi bỏ phiếu cao và quyết tâm rõ ràng của giới hữu trách trong việc tổ chức một cuộc bầu cử thực thụ phần lớn theo đúng các cam kết quốc tế và tôn trọng các quyền tự do cơ bản.”
Báo cáo của OSCE cũng nói việc bỏ phiếu và các thủ tục kiểm phiếu rất minh bạch và các ứng cử viên có khả năng vận động một cách tự do. Báo cáo nêu ra rằng tại 98% các địa điểm bỏ phiếu quan sát bên ngoài miền đông Ukraine, việc bỏ phiếu diễn ra một cách trật tự và tổ chức tốt.
Nhưng OSCE cho rằng việc kiểm phiếu ban đầu có lúc hơi hỗn loạn, một phần vì một virut được phe đòi ly khai chôn giấu trong một hệ thống máy điện toán của ủy ban bầu cử.
Ðối với tất cả các vấn đề ở miền đông, các nghị viên Âu châu nói sự kiện tỷ phú Petro Poroshenko thắng áp đảo trong vòng bầu cử đầu tiên, tránh phải tổ chức cuộc bầu cử vòng nhì, cho thấy tính hợp pháp của việc ông đắc cử, và chứng tỏ rằng ông được sự ủng hộ của phần lớn dân chúng trong nước.
Chính trị gia người Thụy Sĩ Andreas Gross nói các phần tử đòi ly khai đã thất bại trong việc phá hoại tính hợp pháp của cuộc bầu cử.
Ông nói: “Tính hợp pháp là sản phẩm của một cuộc bầu cử do nỗ lực toàn quốc, và ta không thể gây trở ngại ở hai tỉnh.”
Các chính trị gia Âu châu cho hay họ hy vọng ông Poroshenko có thể mở các cuộc đàm phán để hàn gắn những chia rẽ trong nước và giải quyết cuộc nổi dậy ở miền đông.
Nhưng đối thoại có thể khó khăn hơn sau khi phe đòi ly khai chiếm giữ phi cảng Donetsk đêm chủ nhật, khiến quân đội mở một cuộc không kích vào ngày thứ hai.