SEOUL —
Các nước láng giềng của Nhật Bản đang phản ứng giận dữ trước việc các bộ trưởng trong nội các Nhật Bản đi thăm một ngôi đền tử sĩ gây nhiều tranh cãi. Từ văn phòng Ðông Bắc Á của đài VOA tại Seoul, thông tín viên VOA Steve Herman gửi về bài tường thuật sau đây.
Ngoại trưởng Nam Triều Tiên Yun Byung-se đã huỷ bỏ chuyến đi Tokyo đã định trong tuần này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nam Triều Tiên Cho Tai-young nói Nam Triều Tiên bày tỏ “sự quan ngại và hối tiếc sâu xa” trước sự kiện mới đây các giới chức Nhật bản đến thăm một ngôi đền Shinto ở Tokyo.
Phát ngôn viên Cho nói ngôi đền Yasukuni “tôn sùng một cuộc xâm lược gây nhiều đau khổ và mất mát cho các nước láng giềng của Nhật Bản.”
Phó Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso đã đến thăm đền Yasukuni hồi hôm qua. Ông Aso hiện đang giữ chức bộ trưởng tài chính và là một cựu thủ tướng.
Hai vị bộ trưởng khác trong Nội các Nhật cũng đi thăm ngôi đền gây nhiều tranh cãi này.
Nổi tiếng về các quan điểm dân tộc, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã không đến thăm đền nhưng đã nhân danh cá nhân mình gửi một khoản tiền 500 đôla đóng góp vào việc trưng bày một nhánh cây trên bàn thờ.
Ngôi đền Yasukuni vinh danh 2 triệu rưởi tử sĩ Nhật Bản, trong đó có 14 người bị cáo buộc là tội phạm chiến tranh Loại A, sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc.
Các quốc gia bị đặt dưới sự đô hộ bạo tàn của Nhật Bản trong nửa đầu thế kỷ thứ 20 coi đền Yasukuni như một biểu tượng kéo dài của đế quốc Nhật.
Phát biểu tại một cuộc họp báo hàng ngày, một nữ phát ngôn viên của bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Tokyo “đối mặt với lịch sử xâm lược dân tộc chủ nghĩa.”
Phản ứng trước các chuyến thăm đền Yasukuni, bà Hoa Xuân Doanh nói chỉ khi nào hiểu rõ đuợc lịch sử đã qua của họ và tôn trọng cảm nghĩ của các nạn nhân thuộc địa của mình thì Nhật Bản mới có thể “phát triển một mối quan hệ hợp tác với các nước Á châu khác.”
Tở báo của đảng Cộng sản Trung Quốc lên án việc thủ tướng cúng dường ở đền thờ. Tờ Nhân dân Nhật báo nói bất chấp hình thức thờ phụng nào ở đền Yasukuni, nó đều chứng tỏ một “quan điểm lịch sử sai lạc có tác dụng như một cú đánh mạnh vào nền hòa bình và ổn định” ở châu Á.
Các giới chức Nhật Bản đang tìm cách hạ giảm ý nghĩa của các chuyến đến thăm đền.
Chánh văn phòng thủ tướng Nhật, ông Yoshihide Suga nói chính phủ không có chủ trương về các chuyến thăm mang tính cách tôn giáo của các giới chức.
Ông Suga nói mỗi quốc gia đều có quyền có lập trường riêng về vấn đề này, nhưng không nên để cho sự kiện các bộ trưởng đi thăm đền ảnh hưởng đến ngoại giao.
Nói rõ thêm về việc này, ông Tomohiko Taniguchi, cố vấn Nội các tại Văn phòng Thủ tướng Nhật nói với đài VOA rằng sự xuất đầu lộ diện của các giới chức tại ngôi đền đang bị hiểu lầm.
Ông Taniguchi nói theo quan điểm riêng của ông, họ đến thăm đền là vì đó là nơi thờ phượng chứ không vì tôn sùng bất kỳ hình thức xâm lược nào. Ðó là nơi mọi người để tưởng nhớ những người đã chết, đã hy sinh mạng sống trong các cuộc chiến tranh. Những gì mọi người chứng kiến qua hành động của các cá nhân các thành viên Nội các không đại diện chút nào cho các quan điểm chính thức của chính phủ Nhật Bản.
Việc đến thăm ngôi đền của các giới chức chính phủ trong các nội các Nhật Bản trước đây cũng đã châm ngòi cho những sự phản đối ngoại giao tương tự từ phía Seoul và Bắc Kinh.
Ngoại trưởng Nam Triều Tiên Yun Byung-se đã huỷ bỏ chuyến đi Tokyo đã định trong tuần này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nam Triều Tiên Cho Tai-young nói Nam Triều Tiên bày tỏ “sự quan ngại và hối tiếc sâu xa” trước sự kiện mới đây các giới chức Nhật bản đến thăm một ngôi đền Shinto ở Tokyo.
Phát ngôn viên Cho nói ngôi đền Yasukuni “tôn sùng một cuộc xâm lược gây nhiều đau khổ và mất mát cho các nước láng giềng của Nhật Bản.”
Phó Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso đã đến thăm đền Yasukuni hồi hôm qua. Ông Aso hiện đang giữ chức bộ trưởng tài chính và là một cựu thủ tướng.
Hai vị bộ trưởng khác trong Nội các Nhật cũng đi thăm ngôi đền gây nhiều tranh cãi này.
Nổi tiếng về các quan điểm dân tộc, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã không đến thăm đền nhưng đã nhân danh cá nhân mình gửi một khoản tiền 500 đôla đóng góp vào việc trưng bày một nhánh cây trên bàn thờ.
Ngôi đền Yasukuni vinh danh 2 triệu rưởi tử sĩ Nhật Bản, trong đó có 14 người bị cáo buộc là tội phạm chiến tranh Loại A, sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc.
Các quốc gia bị đặt dưới sự đô hộ bạo tàn của Nhật Bản trong nửa đầu thế kỷ thứ 20 coi đền Yasukuni như một biểu tượng kéo dài của đế quốc Nhật.
Phát biểu tại một cuộc họp báo hàng ngày, một nữ phát ngôn viên của bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Tokyo “đối mặt với lịch sử xâm lược dân tộc chủ nghĩa.”
Phản ứng trước các chuyến thăm đền Yasukuni, bà Hoa Xuân Doanh nói chỉ khi nào hiểu rõ đuợc lịch sử đã qua của họ và tôn trọng cảm nghĩ của các nạn nhân thuộc địa của mình thì Nhật Bản mới có thể “phát triển một mối quan hệ hợp tác với các nước Á châu khác.”
Tở báo của đảng Cộng sản Trung Quốc lên án việc thủ tướng cúng dường ở đền thờ. Tờ Nhân dân Nhật báo nói bất chấp hình thức thờ phụng nào ở đền Yasukuni, nó đều chứng tỏ một “quan điểm lịch sử sai lạc có tác dụng như một cú đánh mạnh vào nền hòa bình và ổn định” ở châu Á.
Các giới chức Nhật Bản đang tìm cách hạ giảm ý nghĩa của các chuyến đến thăm đền.
Chánh văn phòng thủ tướng Nhật, ông Yoshihide Suga nói chính phủ không có chủ trương về các chuyến thăm mang tính cách tôn giáo của các giới chức.
Ông Suga nói mỗi quốc gia đều có quyền có lập trường riêng về vấn đề này, nhưng không nên để cho sự kiện các bộ trưởng đi thăm đền ảnh hưởng đến ngoại giao.
Nói rõ thêm về việc này, ông Tomohiko Taniguchi, cố vấn Nội các tại Văn phòng Thủ tướng Nhật nói với đài VOA rằng sự xuất đầu lộ diện của các giới chức tại ngôi đền đang bị hiểu lầm.
Ông Taniguchi nói theo quan điểm riêng của ông, họ đến thăm đền là vì đó là nơi thờ phượng chứ không vì tôn sùng bất kỳ hình thức xâm lược nào. Ðó là nơi mọi người để tưởng nhớ những người đã chết, đã hy sinh mạng sống trong các cuộc chiến tranh. Những gì mọi người chứng kiến qua hành động của các cá nhân các thành viên Nội các không đại diện chút nào cho các quan điểm chính thức của chính phủ Nhật Bản.
Việc đến thăm ngôi đền của các giới chức chính phủ trong các nội các Nhật Bản trước đây cũng đã châm ngòi cho những sự phản đối ngoại giao tương tự từ phía Seoul và Bắc Kinh.