BANGKOK —
Việc Trung Quốc trấn áp công chúng bình luận về các đề tài chính trị trên các mạng xã hội là điều ai cũng biết. Một số quốc gia Ðông Nam Á dường như đang tìm cách thi đua với Trung Quốc về mặt này. Thông tín viên VOA Steve Herman tại Bangkok ghi nhận chi tiết trong bài tường trình sau đây.
Những lời cảnh báo từ phía nhà chức trách và các luật lệ mới tại các quốc gia như Thái Lan và Việt Nam có thể khiến một số người sử dụng mạng xã hội nghĩ lại về những gì họ đăng lên hoặc nhấn vào chữ “Like” trên trang Facebook.
Thái Lan có 15 triệu người sử dụng Facebook, tức là hơn 1/5 dân số trong nước. Và một con số ước chừng 40 phần trăm dân chúng ở Việt Nam hiện sử dụng mạng internet, với sự tăng vọt số điện thoại thông minh. Các trang mạng xã hội như Facebook và Zing Me mỗi trang có khoảng 12 triệu người sử dụng tại Việt Nam.
Vào lúc các lời bình luận tăng vọt trên các trang mạng xã hội trong vùng, theo ông Shawn Crispin, đại diện ở Ðông Nam Á của Ủy ban Bảo vệ Ký giả, các chính phủ trong khu vực đang tìm cách sánh vai với Trung Quốc trong thành tích kiểm soát đối thoại trên mạng.
Ông Crispin nói nhiều nước ở khu vực Ðông Nam Á, như Việt Nam, Thái Lan và Malaysia, đang ngày càng bắt chước một số kỹ thuật và phương pháp của Trung Quốc nhằm đè nén tự do internet và ngày càng xâm lấn cả vào các không gian mạng xã hội.
Ông Semsuk Kasitipradit một ký giả nổi tiếng của Thái Lan được nhiều người biết tới với biệt danh blog là “Pepsi”, là một trong số nhiều người mới đây bị chính quyền nhắm mục tiêu tra hỏi về những bài đăng trên trang Facebook của ông. Chủ biên tin tức kỳ cựu tại PBS Thái nói rằng cảnh sát đang tìm cách lấy ông làm gương cho việc áp dụng Bộ luật Tội phạm Ðiện toán 2007 chưa từng có từ trước tới nay.
Ông Sermsuk nói bản thân ông tin rằng đây là một hình thức hăm dọa đối với những người sử dụng mạng xã hội. Ðiều này chưa hề xảy ra ở Thái Lan.
Ông Sermsuk nói những bài của ông đăng trên mạng lẽ ra phải làm cho nhà cầm quyền yên lòng bởi vì ông phá tan những tin đồn về một cuộc đảo chính quân sự khác có thể xảy ra ở Thái Lan. Ông nêu ra trên trang Facebook rằng tất cả các cuộc đảo chính bất thành trước đây đều dựa vào hậu thuẫn của tư lệnh quân đội.
Ông nói ông minh định trong bài đăng của mình rằng loại sự việc như thế sẽ không xảy ra. Tư lệnh quân đội sẽ không can dự vào loại hành động như thế.
Nhà chức trách Thái Lan cũng đã cảnh báo công chúng rằng chia sẻ với người khác những lời bình trên mạng hay thậm chí chỉ nhấn nút “Like” của bài đăng trên Facebook của họ có thể khiến họ cũng phải chịu hình phạt tương tự nêu lời bình nguyên thủy bị coi là bất hợp pháp. Ông Sermsuk tỏ ý bất đồng.
Ông cho rằng đó là một điều vô lý. Loại sự việc này không nên xảy ra bởi lẽ mạng xã hội phải là một cách để dân chúng tự do bầy tỏ ý kiến, ngay cả về các vấn đề chính trị.
Ông Shawn Crispin của Uỷ ban Bảo vệ Ký giả cho rằng vào lúc tình trạng phân cực chính trị ngày càng tăng, Thái Lan vẫn chưa thực sự bắt giữ người nào vì ủng hộ các lời bình trên mạng của một người khác.
Ông Crispin nói Thái Lan có thể tự thấy mình nằm trong một liên minh gồm một số người vi phạm internet tệ hại nhất trên thế giới nếu như điều này sẽ xảy ra.
Bộ phận Trấn áp Tội phạm Kỹ thuật của cảnh sát Thái cũng đã bầy tỏ ý định theo dõi địa điểm chat phổ biến nhất trong nước là Line, một phân nhánh Nhật Bản của một công ty Nam Triều Tiên với 15 triệu người sử dụng ở Thái Lan.
Một bài xã luận trên nhật báo Nation ở Bangkok nói “sẽ là một trò hề” nếu như chính phủ khởi xướng một sự theo dõi như thế.
Trọng tâm chú ý ở Việt Nam nhắm vào Nghị định 72 vừa được áp dụng, dường như cấm đăng bất cứ bài tin tức thời sự nào trên các blog hay trang mạng xã hội. Luật này cũng đòi hỏi các dịch vụ mạng quốc tế như Google, Facebook và Yahoo phải duy trì các máy chủ ở địa phương ngay trong nước.
Ông Crispin nêu ra rằng nghị định yêu cầu các bài đăng trên Twitter, Facebook và các trang khác phải giới hạn trong các trao đổi về thông tin cá nhân, có thể dẫn đến việc các dịch vụ bị chận ở Việt Nam.
Theo ông Crispin, một số cuộc khảo cứu cho thấy điều đáng chú ý là một số cơ quan chính phủ hiện đang khai triển các trang thay thế bằng ngôn ngữ địa phương, cho Facebook, cho Google, mà nếu như các dịch vụ này chính thức bị cấm thì rõ ràng các trang này sẽ mong lấp đầy khoảng trống bằng các diễn đàn địa phương này do chính phủ khai triển, và đương nhiên sẽ do chính phủ kiểm soát và theo dõi. Vì thế dường như hướng đi sẽ là một sự đối đầu chắc chắn giữa các công ty kỹ thuật quốc tế này và nhà cầm quyền Việt Nam.
Việt Nam với chế độ độc đảng, đã bỏ tù hàng chục blogger trong năm nay bị cáo buộc về các hoạt động chống nhà nước.
Thái Lan nghiêm khắc thực thi các luật lệ cấm chỉ trích hoàng gia, cả trong lẫn ngoài mạng.
Tại Malaysia, bất kể một cam kết của chính phủ là không kiểm duyệt mạng, những người sử dụng Internet cũng than phiền là một số trang web, các tài khoảng Facebook và các diễn đàn khác đang bị lọc và những người vào thăm các trang web này bị theo dõi trên mạng.
Dự luật về tội phạm mạng chờ được thông qua ở Philippines đang bị chỉ trích vì đe dọa đến quyền tự do phát biểu.
Miến Ðiện, tức Myanmar, cho đến thời gian gần đây, khét tiếng là bỏ tù các blogger, ký giả và thi sĩ. Các cải cách dân chủ đã dẫn tới việc các công ty cung cấp dịch vụ internet không ngăn chặn Facebook, và trang này đang nổi lên thành một diễn đàn được ưa chuộng cho các blogger và để phổ biến tin tức.
Những lời cảnh báo từ phía nhà chức trách và các luật lệ mới tại các quốc gia như Thái Lan và Việt Nam có thể khiến một số người sử dụng mạng xã hội nghĩ lại về những gì họ đăng lên hoặc nhấn vào chữ “Like” trên trang Facebook.
Thái Lan có 15 triệu người sử dụng Facebook, tức là hơn 1/5 dân số trong nước. Và một con số ước chừng 40 phần trăm dân chúng ở Việt Nam hiện sử dụng mạng internet, với sự tăng vọt số điện thoại thông minh. Các trang mạng xã hội như Facebook và Zing Me mỗi trang có khoảng 12 triệu người sử dụng tại Việt Nam.
Vào lúc các lời bình luận tăng vọt trên các trang mạng xã hội trong vùng, theo ông Shawn Crispin, đại diện ở Ðông Nam Á của Ủy ban Bảo vệ Ký giả, các chính phủ trong khu vực đang tìm cách sánh vai với Trung Quốc trong thành tích kiểm soát đối thoại trên mạng.
Ông Crispin nói nhiều nước ở khu vực Ðông Nam Á, như Việt Nam, Thái Lan và Malaysia, đang ngày càng bắt chước một số kỹ thuật và phương pháp của Trung Quốc nhằm đè nén tự do internet và ngày càng xâm lấn cả vào các không gian mạng xã hội.
Ông Semsuk Kasitipradit một ký giả nổi tiếng của Thái Lan được nhiều người biết tới với biệt danh blog là “Pepsi”, là một trong số nhiều người mới đây bị chính quyền nhắm mục tiêu tra hỏi về những bài đăng trên trang Facebook của ông. Chủ biên tin tức kỳ cựu tại PBS Thái nói rằng cảnh sát đang tìm cách lấy ông làm gương cho việc áp dụng Bộ luật Tội phạm Ðiện toán 2007 chưa từng có từ trước tới nay.
Ông Sermsuk nói bản thân ông tin rằng đây là một hình thức hăm dọa đối với những người sử dụng mạng xã hội. Ðiều này chưa hề xảy ra ở Thái Lan.
Ông Sermsuk nói những bài của ông đăng trên mạng lẽ ra phải làm cho nhà cầm quyền yên lòng bởi vì ông phá tan những tin đồn về một cuộc đảo chính quân sự khác có thể xảy ra ở Thái Lan. Ông nêu ra trên trang Facebook rằng tất cả các cuộc đảo chính bất thành trước đây đều dựa vào hậu thuẫn của tư lệnh quân đội.
Ông nói ông minh định trong bài đăng của mình rằng loại sự việc như thế sẽ không xảy ra. Tư lệnh quân đội sẽ không can dự vào loại hành động như thế.
Nhà chức trách Thái Lan cũng đã cảnh báo công chúng rằng chia sẻ với người khác những lời bình trên mạng hay thậm chí chỉ nhấn nút “Like” của bài đăng trên Facebook của họ có thể khiến họ cũng phải chịu hình phạt tương tự nêu lời bình nguyên thủy bị coi là bất hợp pháp. Ông Sermsuk tỏ ý bất đồng.
Ông cho rằng đó là một điều vô lý. Loại sự việc này không nên xảy ra bởi lẽ mạng xã hội phải là một cách để dân chúng tự do bầy tỏ ý kiến, ngay cả về các vấn đề chính trị.
Ông Shawn Crispin của Uỷ ban Bảo vệ Ký giả cho rằng vào lúc tình trạng phân cực chính trị ngày càng tăng, Thái Lan vẫn chưa thực sự bắt giữ người nào vì ủng hộ các lời bình trên mạng của một người khác.
Ông Crispin nói Thái Lan có thể tự thấy mình nằm trong một liên minh gồm một số người vi phạm internet tệ hại nhất trên thế giới nếu như điều này sẽ xảy ra.
Bộ phận Trấn áp Tội phạm Kỹ thuật của cảnh sát Thái cũng đã bầy tỏ ý định theo dõi địa điểm chat phổ biến nhất trong nước là Line, một phân nhánh Nhật Bản của một công ty Nam Triều Tiên với 15 triệu người sử dụng ở Thái Lan.
Một bài xã luận trên nhật báo Nation ở Bangkok nói “sẽ là một trò hề” nếu như chính phủ khởi xướng một sự theo dõi như thế.
Trọng tâm chú ý ở Việt Nam nhắm vào Nghị định 72 vừa được áp dụng, dường như cấm đăng bất cứ bài tin tức thời sự nào trên các blog hay trang mạng xã hội. Luật này cũng đòi hỏi các dịch vụ mạng quốc tế như Google, Facebook và Yahoo phải duy trì các máy chủ ở địa phương ngay trong nước.
Ông Crispin nêu ra rằng nghị định yêu cầu các bài đăng trên Twitter, Facebook và các trang khác phải giới hạn trong các trao đổi về thông tin cá nhân, có thể dẫn đến việc các dịch vụ bị chận ở Việt Nam.
Theo ông Crispin, một số cuộc khảo cứu cho thấy điều đáng chú ý là một số cơ quan chính phủ hiện đang khai triển các trang thay thế bằng ngôn ngữ địa phương, cho Facebook, cho Google, mà nếu như các dịch vụ này chính thức bị cấm thì rõ ràng các trang này sẽ mong lấp đầy khoảng trống bằng các diễn đàn địa phương này do chính phủ khai triển, và đương nhiên sẽ do chính phủ kiểm soát và theo dõi. Vì thế dường như hướng đi sẽ là một sự đối đầu chắc chắn giữa các công ty kỹ thuật quốc tế này và nhà cầm quyền Việt Nam.
Việt Nam với chế độ độc đảng, đã bỏ tù hàng chục blogger trong năm nay bị cáo buộc về các hoạt động chống nhà nước.
Thái Lan nghiêm khắc thực thi các luật lệ cấm chỉ trích hoàng gia, cả trong lẫn ngoài mạng.
Tại Malaysia, bất kể một cam kết của chính phủ là không kiểm duyệt mạng, những người sử dụng Internet cũng than phiền là một số trang web, các tài khoảng Facebook và các diễn đàn khác đang bị lọc và những người vào thăm các trang web này bị theo dõi trên mạng.
Dự luật về tội phạm mạng chờ được thông qua ở Philippines đang bị chỉ trích vì đe dọa đến quyền tự do phát biểu.
Miến Ðiện, tức Myanmar, cho đến thời gian gần đây, khét tiếng là bỏ tù các blogger, ký giả và thi sĩ. Các cải cách dân chủ đã dẫn tới việc các công ty cung cấp dịch vụ internet không ngăn chặn Facebook, và trang này đang nổi lên thành một diễn đàn được ưa chuộng cho các blogger và để phổ biến tin tức.