Các phái đoàn của 10 nước hội viên ASEAN, một số nước vùng Đông Á và các cường quốc Tây phương đã tránh né vụ tranh cãi về vấn đề tranh giành chủ quyền ở các vùng biển Á châu Thái bình dương trong cuộc hội thảo ở Philippines.
Các nhà ngoại giao đã cùng với các chuyên gia an ninh, các giới chức hải dương và những giới chức khác thảo luận về sự hợp tác khu vực để bảo vệ tài nguyên biển và các tuyến thương mại vào một thời điểm có nhiều căng thẳng vì những vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên khắp khu vực.
Trong năm vừa qua, khu vực Biển Đông đã có nhiều sóng gió với việc Việt Nam và Philippines mạnh mẽ phản đối những hành động của Trung Quốc. Và gần đây hơn, Trung Quốc và Nhật Bản đã tranh cãi với nhau rất kịch liệt vì vụ tranh chấp chủ quyền của một nhóm đảo ở biển Đông Trung Hoa.
Khi phát biểu tại cuộc hội thảo ở Manila, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Tsuruoka Koji, đã hô hào cho việc đặt ra những luật lệ cụ thể hơn, bên cạnh Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, để xử lý những vụ tranh chấp trong hải phận quốc tế. Ông nói:
"Cần phải thực hiện thêm những nỗ lực để thiết lập trật tự và luật lệ trên biển dựa trên những đặc tính của mỗi khu vực, phù hợp với luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển. Dĩ nhiên, những nỗ lực này phải được thực hiện thông qua đàm phán hòa bình. Chúng ta phải kiên quyết chống lại ý tưởng nào biện minh cho chủ trương mạnh được yếu thua.
Vụ tranh chấp ở Biển Đông Trung Hoa đã bắt đầu khi Nhật Bản mua các hòn đảo mà họ gọi là quần đảo Senkaku từ tay sở hữu chủ là một gia đình người Nhật.
Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền đối với quần đảo mà họ gọi là Điếu Ngư này. Vụ tranh chấp đã làm bùng ra những vụ biểu tình bạo động ở Trung Quốc và khơi dậy những sự thù hiềm của hai nước trong quá khứ.
Ông Sam Bateman, một nhà phân tích thuộc Trung tâm Quốc gia về Tài nguyên và An ninh Hải dương Australia, cho biết vụ tranh chấp ở Biển Đông Trung Hoa giờ đây là mối lo ngại chính trong khu vực:
"Tình hình ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư có thể nghiêm trọng hơn vì đây là vụ tranh chấp song phương giữa hai nước lớn và cả hai đều có thái độ rất cứng rắn. Còn tình hình ở Biển Đông, vì có mối quan hệ giữa Trung Quốc với ASEAN, các mối quan hệ kinh tế, vân vân … nên tôi không nghĩ là sẽ bùng ra những vụ xung đột như sự lo ngại của một số người."
Vụ tranh chấp ở Biển Đông chủ yếu là xoay quanh quần đảo Trường Sa, với 6 nước đòi chủ quyền từng phần hoặc toàn bộ là Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei. Vùng biển này là nơi có những hải lộ nhộn nhịp nhất thế giới và có nhiều tài nguyên thiên nhiên.
Đối với vụ tranh chấp này Trung Quốc đòi giải quyết với từng nước một. Nhưng một số nước khác, trong đó có Philippines, chủ trương tiến hành các cuộc đàm phán đa phương và đòi dựa vào Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển để giải quyết tranh chấp.
Các đại biểu của Nhật Bản, Trung Quốc, Nam Triều Tiên, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Australia, New Zealand và Nga đã tham dự cuộc họp. Bên cạnh vụ tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản, ở Biển Đông Trung Hoa cũng có một vụ tranh chấp chủ quyền giữa Nam Triều Tiên với Nhật Bản.
Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh cho biết tất cả các nước tham dự hội nghị đều thừa nhận là các vụ tranh chấp lãnh thổ cần được giải quyết bằng đường lối hòa bình:
"Chúng tôi đã cùng khẳng định là cần phải bảo đảm cho một môi trường hòa bình, ổn định và an ninh trên biển, kể cả việc các bên cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển và phải tự chế để ngăn không cho những vụ tranh chấp lãnh thổ trở thành những vụ xung đột."
Ông Vinh nói thêm rằng cảm nghĩ chung của cuộc họp này là cần phải tìm kiếm những lãnh vực hợp tác và đối phó với những “thách thức” trong đó có những vụ tranh chấp chủ quyền.
Phái đoàn Mỹ tham dự hội nghị cho báo chí biết rằng họ đã tham gia những cuộc thảo luận chi tiết về tự do hải hành, hoạt động thương mại hợp pháp, và khai thác tài nguyên.
Đề nghị tổ chức cuộc hội thảo khu vực này do Nhật Bản đưa ra hồi năm ngoái, khá lâu trước khi bùng ra vụ đối đầu với Trung Quốc.
Các nhà ngoại giao đã cùng với các chuyên gia an ninh, các giới chức hải dương và những giới chức khác thảo luận về sự hợp tác khu vực để bảo vệ tài nguyên biển và các tuyến thương mại vào một thời điểm có nhiều căng thẳng vì những vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên khắp khu vực.
Trong năm vừa qua, khu vực Biển Đông đã có nhiều sóng gió với việc Việt Nam và Philippines mạnh mẽ phản đối những hành động của Trung Quốc. Và gần đây hơn, Trung Quốc và Nhật Bản đã tranh cãi với nhau rất kịch liệt vì vụ tranh chấp chủ quyền của một nhóm đảo ở biển Đông Trung Hoa.
Khi phát biểu tại cuộc hội thảo ở Manila, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Tsuruoka Koji, đã hô hào cho việc đặt ra những luật lệ cụ thể hơn, bên cạnh Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, để xử lý những vụ tranh chấp trong hải phận quốc tế. Ông nói:
"Cần phải thực hiện thêm những nỗ lực để thiết lập trật tự và luật lệ trên biển dựa trên những đặc tính của mỗi khu vực, phù hợp với luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển. Dĩ nhiên, những nỗ lực này phải được thực hiện thông qua đàm phán hòa bình. Chúng ta phải kiên quyết chống lại ý tưởng nào biện minh cho chủ trương mạnh được yếu thua.
Vụ tranh chấp ở Biển Đông Trung Hoa đã bắt đầu khi Nhật Bản mua các hòn đảo mà họ gọi là quần đảo Senkaku từ tay sở hữu chủ là một gia đình người Nhật.
Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền đối với quần đảo mà họ gọi là Điếu Ngư này. Vụ tranh chấp đã làm bùng ra những vụ biểu tình bạo động ở Trung Quốc và khơi dậy những sự thù hiềm của hai nước trong quá khứ.
Ông Sam Bateman, một nhà phân tích thuộc Trung tâm Quốc gia về Tài nguyên và An ninh Hải dương Australia, cho biết vụ tranh chấp ở Biển Đông Trung Hoa giờ đây là mối lo ngại chính trong khu vực:
"Tình hình ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư có thể nghiêm trọng hơn vì đây là vụ tranh chấp song phương giữa hai nước lớn và cả hai đều có thái độ rất cứng rắn. Còn tình hình ở Biển Đông, vì có mối quan hệ giữa Trung Quốc với ASEAN, các mối quan hệ kinh tế, vân vân … nên tôi không nghĩ là sẽ bùng ra những vụ xung đột như sự lo ngại của một số người."
Vụ tranh chấp ở Biển Đông chủ yếu là xoay quanh quần đảo Trường Sa, với 6 nước đòi chủ quyền từng phần hoặc toàn bộ là Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei. Vùng biển này là nơi có những hải lộ nhộn nhịp nhất thế giới và có nhiều tài nguyên thiên nhiên.
Đối với vụ tranh chấp này Trung Quốc đòi giải quyết với từng nước một. Nhưng một số nước khác, trong đó có Philippines, chủ trương tiến hành các cuộc đàm phán đa phương và đòi dựa vào Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển để giải quyết tranh chấp.
Các đại biểu của Nhật Bản, Trung Quốc, Nam Triều Tiên, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Australia, New Zealand và Nga đã tham dự cuộc họp. Bên cạnh vụ tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản, ở Biển Đông Trung Hoa cũng có một vụ tranh chấp chủ quyền giữa Nam Triều Tiên với Nhật Bản.
Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh cho biết tất cả các nước tham dự hội nghị đều thừa nhận là các vụ tranh chấp lãnh thổ cần được giải quyết bằng đường lối hòa bình:
"Chúng tôi đã cùng khẳng định là cần phải bảo đảm cho một môi trường hòa bình, ổn định và an ninh trên biển, kể cả việc các bên cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển và phải tự chế để ngăn không cho những vụ tranh chấp lãnh thổ trở thành những vụ xung đột."
Ông Vinh nói thêm rằng cảm nghĩ chung của cuộc họp này là cần phải tìm kiếm những lãnh vực hợp tác và đối phó với những “thách thức” trong đó có những vụ tranh chấp chủ quyền.
Phái đoàn Mỹ tham dự hội nghị cho báo chí biết rằng họ đã tham gia những cuộc thảo luận chi tiết về tự do hải hành, hoạt động thương mại hợp pháp, và khai thác tài nguyên.
Đề nghị tổ chức cuộc hội thảo khu vực này do Nhật Bản đưa ra hồi năm ngoái, khá lâu trước khi bùng ra vụ đối đầu với Trung Quốc.