Đường dẫn truy cập

Các nước Châu Á chạy đua tàu ngầm giữa tranh chấp Biển Đông


Thủy thủ đứng trên tàu ngầm Kokuryu của Lực lượng Tự vệ Nhật Bản tại Vịnh Sagami, ngoài khơi Yokosuka, phía nam Tokyo, ngày 15 tháng 10, 2015.
Thủy thủ đứng trên tàu ngầm Kokuryu của Lực lượng Tự vệ Nhật Bản tại Vịnh Sagami, ngoài khơi Yokosuka, phía nam Tokyo, ngày 15 tháng 10, 2015.

Châu Á gia tăng chi phi vào khí cụ quân sự trong lúc sự chú ý ngày càng tập trung vào các vụ tranh chấp lãnh hải ở biển Hoa Đông và Biển Đông cũng như sự quan ngại ngày càng nhiều về sự bành trướng của quân đội Trung Quốc.

Hồi đầu năm nay, tổ chức Tình báo Phòng vệ Sách lược, còn gọi tắt là DSI, có trụ sở ở London, báo cáo rằng Châu Á dẫn đầu thế giới về mức tăng chi quốc phòng, và mức chi của các nước dành cho tàu ngầm đứng đầu danh sách.

Các chuyên gia phân tích của DSI nói thị trường tàu ngầm Á Châu đang trị giá trên 7 tỷ đôla, nhưng đến năm 2015 sẽ tăng lên đến 11 tỷ. Điều đó có thể có nghĩa là vượt qua châu Âu trong tư cach thị trường tàu ngầm lớn hàng thứ nhì thế giới, ngay sau Hoa Kỳ.

Chuyên gia Sravan Kumar Gorantala của DSI nói Trung Quốc, Ấn Độ, Australia và Hàn Quốc là những nước chính mua tàu ngầm giữa những lo ngại về những đe dọa và xung đột hàng hải có thể xảy ra ở Biển Đông, cũng như ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Ông Gorantala nói sự kiện Trung Quốc ngày càng hung hăng trong những vụ tranh chấp về Biển Đông cùng với việc hiện đại hóa đội tàu ngầm của Trung Quóc đã dẫn đến như cầu về tàu ngầm của Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Australia và Việt Nam.

Nhật Bản đã có hành động mua vũ khí của nước ngoài, chủ yếu cho các tầu ngầm lớp Soryu của họ. Nhiều nước đang có tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông và Biển Hoa Đông cũng đã mua máy bay trinh sát.

Trong những nhận định gửi qua email cho đài VOA, ông Gorantala nói sự cạnh tranh giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippin và Malaysia trong việc khẳng định chủ quyền các tài nguyên thiên nhiên gồm dầu khí ở Biển Đông đang thúc đẩy nhu cầu.

Thái Lan sắp mua 3 tàu ngầm điện chạy bằng diesel của Trung Quốc để theo kịp khả năng hải quân của Việt Nam. Năm 2009, Việt Nam mua 3 chiếc tàu ngầm Kilo do Nga chế tạo và còn đặt mua thêm 3 chiếc nữa trong một thỏa thuận 2 tỷ 600 triệu đôla.

Philippines và Indonesia cũng đã có hành động mua các tàu ngầm hạng Kilo do Nga chế tạo vào lúc Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng.

Hoa Kỳ vẫn là thị trường tàu ngầm lớn nhất, với mức chi dự trù tăng thêm 102 tỷ đôla trong vòng thập niên tới.

Căng thẳng Biển Đông giúp hiện đại hóa hải quân

Mô hình tàu ngầm Kilo trong một cuộc triển lãm vũ khí ở Moscow.
Mô hình tàu ngầm Kilo trong một cuộc triển lãm vũ khí ở Moscow.

Trung Quốc lâu nay vẫn đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, nhưng trong mấy năm vừa qua đã tăng tốc một chương trình xây dựng đảo mà nhiều nước lo ngại đang quân sự hóa một khu vực thiết yếu cho hàng hải quốc tế. Bắc Kinh này có 7 hòn đảo nhân tạo trên các bãi đá ở quần đảo Trường Sa, kể cả việc xây dựng một phi đạo dài 3.000 mét tại một địa điểm.

Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia quốc phòng tại Trường Đại học New South Wales ở Australia, nói rằng sách lược của Việt Nam trong việc đối phó với vụ xung đột là “tìm cách giữ các lực lượng tấn công của Trung Quốc càng xa bờ biển Việt Nam càng tốt.”

Giáo sư Thayer nói những xung đột về Biển Đông đã dẫn tới “sự hiện đại hóa chưa từng thấy trong lực lược hải và không quân của Việt Nam.”

Kể từ năm 2008, hải quân Việt Nam đã tiếp nhận một tàu chiến BPS-500 loại nhỏ và 2 tàu chiến thám thính hạng 3.9 có phi đạn hướng dẫn vũ trang bằng các phi đạn chống tàu Uran 3M24.

Các tàu ngầm quy ước hạng Kilo được vũ trang bằng phi đạn chống tàu và phi đạn cruise tấn công trên bộ, và được yểm trợ bằng 4 tàu chiến loại nhỏ có phi đạn hướng dẫn, 5 tàu chiến các loại và 6 tàu Fast Attack có phi đạn chống tàu.

Ông Thayer nói: “Việt Nam không nhắm vào một cuộc chiến tranh quy ước hay một cuộc chiến tranh chớp nhoáng với Trung Quốc, họ đang nhắm vào một cuộc bùng nổ xung đột ở mức độ thấp hơn nhiều, nhưng tìm cách thủ thế để có thể ngăn chặn Trung Quốc thực sự gây thiệt hại.”

Trong các nhận định qua email, ông Trương Bảo Huy, một giáo sư khoa học chính trị tại trường Đại học Lĩnh Nam ở Hong Kong, nói tiềm năng xung đột ở Biển Đông tùy thuộc vào “cách thức Trung Quốc có thể phản ứng trước ‘những cuộc tuần tra tự do hàng hải’ của Hoa Kỳ xâm nhập lãnh hải mà Trung Quốc đòi chủ uyến quanh các bãi cạn và bãi đá.”

Trong những tháng gần đây, tàu bè và máy bay của Hoa Kỳ đã đi lại bên trong vùng đặc khu kinh tế 22 kilomet ngoài khơi mà Trung Quốc nhận là thuộc quyền sở hữu của những hòn đảo nhân tạo của họ. Washington và cac nước trong khu vực không công nhận các khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh và nói các nỗ lực của Trung Quốc đang gây trở ngại cho hoạt động hàng hải và ngư nghiệp.

Ông Trương Bảo Huy nói những hành động như thế phản ánh “tính khả tín răn đe” của Trung Quốc.

Ông Trương nói: “Vào một thời điểm nào đó họ có thể buộc phải tiến hành một số biện pháp cụ thể để đáp lại việc tàu bè Hoa Kỳ đi qua. Có thể là khởi đầu cho một hiện tượng leo thang không cố ý.”

Vũ khí của người yếu chống lại kẻ mạnh

Việt Nam đặt mua 6 tàu ngầm của Nga trị giá khoảng 2 tỷ 600 triệu đôla.
Việt Nam đặt mua 6 tàu ngầm của Nga trị giá khoảng 2 tỷ 600 triệu đôla.

Ông Trương nói có một “cuộc chạy đua tàu ngầm trong khu vực” đánh dấu “một phản ứng bất cân xứng đối với tình trạng thiếu quân bình lực lượng để các nước nhỏ, từ Việt Nam cho đến Australia, sẽ tiếp tục cải tiến các khả năng tàu ngầm của họ chống lại một nước Trung Quốc đang trỗi dậy.”

Ông Collin Koh, một giảng viên nghiên cứu tại trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam của Singapore (RSIS) nói rằng việc củng cố tàu ngầm nhằm “cung cấp một vũ khí cho người yếu chống lại kẻ mạnh.”

Ông Koh nói với đài VOA rằng các tàu ngầm “cấu thành một trong những lãnh vực trọng điểm chính của việc củng cố khả năng.” Các tàu ngầm đi vào hoạt động “trong tương lai gần sẽ lớn hơn những tàu thường hoạt động trong khu vực, và đương nhiên, được vũ trang và thiết bị tốt hơn.”

Nhưng ông Koh nói lúc đó các hải quân cần khắc phục nhiều thách thức gồm cả các vấn đề tài chính, kỹ thuật, hậu cần và nhân lực của các hoạt động tàu ngầm. Theo ông, “Không phải tất cả những nước mua tàu ngầm nhất thiết phải làm chủ được nghệ thuật chiến tranh dưới mặt nước.”

Các liên minh mới

Việt Nam đã quay qua Ấn Độ trong việc huấn luyện 500 nhân viên làm việc với tàu ngầm tại một trường chiến tranh dưới mặt nước kể từ khi tiếp thu 3 chiếc tàu ngầm tấn công Kilo do Nga chế tạo.

Giáo sư Thayer của trường Đại học News South Wales của Úc nói vấn đề đối với Việt Nam là tình trạng thiếu kinh nghiệm chiến đấu và thiếu huấn luyện hữu hiệu khi có những lực lượng đối kháng. Ông nói:

“Nay ít nhất Việt Nam sẽ có khả năng làm được một thứ - đó là gửi các tàu ngầm Kilo ra biển và tự đi truy lùng và học cách tìm và định vị các tàu ngầm.”

Nhưng ông Thayer nói Việt Nam cần phải theo đuổi các chương trình có sự tham gia của các nước bạn, một điều mà cho đến nay họ vẫn lưỡng lự.

Sách lược của Việt Nam là củng cố “khả năng khiến Trung Quốc phải nghĩ lại về thái độ hăm dọa kiểu đó.”

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG