Một nhóm nhà lập pháp Mỹ đã có được một thỏa thuận lưỡng đảng về chi tiêu của chính phủ liên bang trong hai năm. Thỏa thuận này, nếu thành luật, sẽ giúp tránh nguy cơ chính phủ lại phải đóng cửa thêm một lần nữa. Thông tín viên Michael Bowman của VOA tường trình từ Điện Capitol rằng thỏa thuận vừa đạt được giảm bớt tính nghiêm khắc của các biện pháp cắt giảm ngân sách, nhưng không giải quyết được những sự mất cân đối về tài khóa dài hạn của Hoa Kỳ.
Thỏa thuận được loan báo chiều tối thứ Ba là một sự tương nhượng giữa hai viễn kiến khác biệt rõ rệt về ngân sách giữa Hạ Viện do Đảng Cộng Hòa lãnh đạo, và Thượng Viện do Đảng Dân Chủ kiểm soát. Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ viện, ông Paul Ryan, ca ngợi thỏa thuận này tại một cuộc họp báo ở trụ sở quốc hội Hoa Kỳ.
“Thỏa thuận này bảo đảm chúng ta sẽ không phải chứng kiến tình huống chính phủ phải đóng cửa vào tháng Giêng. Nó bảo đảm chúng ta không đi hết từ cuộc khủng hoảng này sang một cuộc khủng hoảng khác.”
Nếu được áp dụng, thỏa thuận này sẽ đẩy cao các mức chi tiêu của chính phủ trong hai năm 2014 và 2015 lên trên mức kiệm ước theo qui định của luật lệ hiện hành, bảo vệ nhiều chương trình nội địa và quân sự không bị tự động cắt giảm thêm nữa. Những biện pháp cắt giảm tự động này sẽ được áp dụng nếu hai bên không đạt được thỏa thuận về ngân sách. Phần chi tiêu phụ trội là một mục tiêu chủ yếu của Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Thượng viện, bà Patty Murray.
“Thỏa thuận mà chúng tôi đạt được đặt mục tiêu tạo thêm việc làm và tăng trưởng kinh tế lên ưu tiên hàng đầu, bằng cách lật ngược các biện pháp cắt giảm ngân sách tự động có hại cho giáo dục và nghiên cứu y khoa, cũng như cho đầu tư vào cấu trúc hạ tầng và việc làm trong lĩnh vực quốc phòng trong hai năm tới.”
Thỏa thuận này thừa sức đền bù các khoản tăng chi bằng một loạt biện pháp phối hợp tăng thu và tiết kiệm ngân sách, kể cả buộc nhân viên chính phủ liên bang phải trả nhiều hơn cho các chương trình hưu bổng. Kết quả chung cuộc, theo ông Paul Ryan của Đảng Cộng Hòa, là thâm hụt ngân sách sẽ được giảm nhiều hơn, so với chỉ tự động cắt giảm ngân sách. Ông Ryan giải thích:
“Dự luật này làm cho mức thâm hụt giảm 23 tỉ đôla. Dự luật này không tăng thuế. Nó cắt giảm chi tiêu một cách khôn khéo hơn.”
Thỏa thuận này không giải quyết một đòi hỏi chủ yếu của phe Dân chủ là gia hạn những khoản trợ cấp cho người thất nghiệp, sắp sửa hết hạn. Nó cũng không giải quyết những lời kêu gọi của phe Cộng Hòa đòi cải cách các chương trình tốn kém để cung cấp thu nhập và chăm sóc y tế cho người về hưu. Nhưng theo lời bà Patty Murray của Đảng Dân Chủ thì thỏa thuận này có lợi cho việc đạt được một mục tiêu khác. Bà Murray phát biểu:
“Thỏa thuận này không giải quyết được tất cả mọi vấn đề của chúng ta. Nhưng tôi tin rằng đây là một bước quan trọng để giúp hàn gắn một số vết thương tại diễn đàn quốc hội này. Để có thể xây dựng lại sự tin tưởng lẫn nhau, và chứng tỏ rằng chúng ta có thể làm một điều gì đó mà không sợ khủng hoảng lại sắp sửa diễn ra.”
Tòa Bạch Ốc đã ra một thông báo của Tổng Thống Barack Obama, mô tả thỏa thuận vừa đạt được là “một bước đầu tốt đẹp” trong nỗ lực giải quyết những thách thức tài chính của Hoa Kỳ.
Nếu được áp dụng, thỏa thuận này sẽ cho Washington một thời gian 2 năm không phải đối phó với các cuộc tranh cãi về ngân sách có tính phe phái đã đè nặng lên quốc hội Mỹ trong mấy năm gần đây. Theo dự kiến, Hạ viện sẽ biểu quyết về thỏa thuận này trước cuối tuần này, và tiếp theo sau là cuộc biểu quyết tại Thượng viện.
Thỏa thuận được loan báo chiều tối thứ Ba là một sự tương nhượng giữa hai viễn kiến khác biệt rõ rệt về ngân sách giữa Hạ Viện do Đảng Cộng Hòa lãnh đạo, và Thượng Viện do Đảng Dân Chủ kiểm soát. Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ viện, ông Paul Ryan, ca ngợi thỏa thuận này tại một cuộc họp báo ở trụ sở quốc hội Hoa Kỳ.
“Thỏa thuận này bảo đảm chúng ta sẽ không phải chứng kiến tình huống chính phủ phải đóng cửa vào tháng Giêng. Nó bảo đảm chúng ta không đi hết từ cuộc khủng hoảng này sang một cuộc khủng hoảng khác.”
Nếu được áp dụng, thỏa thuận này sẽ đẩy cao các mức chi tiêu của chính phủ trong hai năm 2014 và 2015 lên trên mức kiệm ước theo qui định của luật lệ hiện hành, bảo vệ nhiều chương trình nội địa và quân sự không bị tự động cắt giảm thêm nữa. Những biện pháp cắt giảm tự động này sẽ được áp dụng nếu hai bên không đạt được thỏa thuận về ngân sách. Phần chi tiêu phụ trội là một mục tiêu chủ yếu của Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Thượng viện, bà Patty Murray.
“Thỏa thuận mà chúng tôi đạt được đặt mục tiêu tạo thêm việc làm và tăng trưởng kinh tế lên ưu tiên hàng đầu, bằng cách lật ngược các biện pháp cắt giảm ngân sách tự động có hại cho giáo dục và nghiên cứu y khoa, cũng như cho đầu tư vào cấu trúc hạ tầng và việc làm trong lĩnh vực quốc phòng trong hai năm tới.”
Thỏa thuận này thừa sức đền bù các khoản tăng chi bằng một loạt biện pháp phối hợp tăng thu và tiết kiệm ngân sách, kể cả buộc nhân viên chính phủ liên bang phải trả nhiều hơn cho các chương trình hưu bổng. Kết quả chung cuộc, theo ông Paul Ryan của Đảng Cộng Hòa, là thâm hụt ngân sách sẽ được giảm nhiều hơn, so với chỉ tự động cắt giảm ngân sách. Ông Ryan giải thích:
“Dự luật này làm cho mức thâm hụt giảm 23 tỉ đôla. Dự luật này không tăng thuế. Nó cắt giảm chi tiêu một cách khôn khéo hơn.”
Thỏa thuận này không giải quyết một đòi hỏi chủ yếu của phe Dân chủ là gia hạn những khoản trợ cấp cho người thất nghiệp, sắp sửa hết hạn. Nó cũng không giải quyết những lời kêu gọi của phe Cộng Hòa đòi cải cách các chương trình tốn kém để cung cấp thu nhập và chăm sóc y tế cho người về hưu. Nhưng theo lời bà Patty Murray của Đảng Dân Chủ thì thỏa thuận này có lợi cho việc đạt được một mục tiêu khác. Bà Murray phát biểu:
“Thỏa thuận này không giải quyết được tất cả mọi vấn đề của chúng ta. Nhưng tôi tin rằng đây là một bước quan trọng để giúp hàn gắn một số vết thương tại diễn đàn quốc hội này. Để có thể xây dựng lại sự tin tưởng lẫn nhau, và chứng tỏ rằng chúng ta có thể làm một điều gì đó mà không sợ khủng hoảng lại sắp sửa diễn ra.”
Tòa Bạch Ốc đã ra một thông báo của Tổng Thống Barack Obama, mô tả thỏa thuận vừa đạt được là “một bước đầu tốt đẹp” trong nỗ lực giải quyết những thách thức tài chính của Hoa Kỳ.
Nếu được áp dụng, thỏa thuận này sẽ cho Washington một thời gian 2 năm không phải đối phó với các cuộc tranh cãi về ngân sách có tính phe phái đã đè nặng lên quốc hội Mỹ trong mấy năm gần đây. Theo dự kiến, Hạ viện sẽ biểu quyết về thỏa thuận này trước cuối tuần này, và tiếp theo sau là cuộc biểu quyết tại Thượng viện.